Kết luận của Giám đốc Sở Tài chính tại buổi làm việc với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Dương Minh Châu

Thứ năm - 18/05/2023 20:27 255 0

1. Sở Tài chính hướng dẫn các quy định thực hiện hiệm nhiệm vụ chi đối với với kinh phí hoạt động thường xuyên của hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ đối với cơ quan Đảng, các cơ quan quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện quản lý để huyện thực hiện đúng theo quy địnhhợp đồng lao động Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ có thuộc đối tượng sử dụng kinh phí kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ hay không.

Sở Tài chính ý kiến như sau:

Căn cứ Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về việc nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2025.

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 6, Nghị quyết 22/2021/NQ-HĐND quy định mức chi quản lý hành chính phân bổ theo số biên chế và số chỉ tiêu hợp đồng lao động được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm để xác định quỹ lương và khoán chi HĐTX, cụ thể: hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động của 1 hợp đồng lao động theo mức bằng 70% mức HĐTX của 1 biên chế.

Do đó, các nội dung chi quản lý hành chính với số kinh phí được phân bổ 1 hợp đồng lao động thì thực hiện theo quy định về nội dung chi quản lý hành chính.

2. Kiến nghị xem xét không giao nguồn vốn đầu tư phát triển (1 tỷ) cho UBND thị trấn làm chủ đầu tư thực hiện mà giao về huyện để đảm bảo thực hiện quy trình thủ tục và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư theo quy định.

Sở Tài chính ý kiến như sau:

Sở Tài chính ghi nhận khó khăn của Huyện và sẽ nghiên cứu, xem xét kiến nghị của huyện khi giao dự toán các năm tiếp theo.

3. Sở Tài chính cho ý kiến hướng dẫn huyện về kinh phí đã thực hiện chi lương cho hợp đồng nấu ăn, cấp dưỡng tại các trường mầm non, mẫu giáo để huyện tháo gỡ khó khăn.

Sở Tài chính ý kiến như sau:

Theo Quyết định số 2677/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc giao chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên và các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên năm 2022, quy định: “Số lượng hợp đồng nấu ăn (cấp dưỡng) tại các trường mầm non, mẫu giáo thực hiện chi từ nguồn thu sự nghiệp, nguồn thu bán trú theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND từ năm học 2022-2023”. Do đó, thời điểm từ tháng 01-8/2022, đơn vị được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để chi trả lương cho các hợp đồng nấu ăn, cấp dưỡng; thời điểm từ tháng 9-12/2022 trở về sau, đơn vị sử dụng từ nguồn thu sự nghiệp, nguồn thu bán trú để chi trả lương cho các hợp đồng nấu ăn, cấp dưỡng.

Các trường phải lập dự toán thu, chi từ nguồn thu sự nghiệp, nguồn thu bán trú theo năm học 2022-2023 (từ tháng 9/2022-05/2023) để xây dựng mức thu dịch vụ bán trú, để có nguồn thu chi trả lương cho các hợp đồng nấu ăn, cấp dưỡng. Nhưng do Quyết định số 2677/QĐ-UBND ban hành ngày 28/12/2022, các trường chưa kịp xây dựng mức thu dịch vụ bán trú mới. Do đó, đề nghị UBND huyện có ý kiến gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn thực hiện.

4. Sở Tài chính cho ý kiến thống nhất về công tác thẩm định quyết toán ngân sách và công tác phục vụ thanh, kiểm tra các đơn vị để huyện thực hiện đảm bảo đúng theo quy định.

Sở Tài chính ý kiến như sau:

- Căn cứ khoản 1 và khoản 3, Điều 67, Luật NSNN năm 2015 quy định:

“1. Cơ quan thẩm định quyết toán:

a) Cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 của Luật này;

b) Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định quyết toán năm của ngân sách cấp dưới;

c) Đối với quyết toán ngân sách năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính không thẩm định.

3. Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện thẩm định quyết toán ngân sách cấp dưới theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định;

b) Xem xét, xác định tính chính xác và hợp pháp của số liệu quyết toán của các khoản tăng, giảm so với dự toán được giao;

c) Nhận xét về quyết toán năm.”

- Căn cứ khoản 1, Điều 8, Thông số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định:

“1. Căn cứ vào báo cáo quyết toán của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan tài chính cấp dưới gửi theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này, cơ quan tài chính cấp trên thẩm định quyết toán năm của ngân sách cấp dưới theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra danh mục báo cáo quyết toán năm theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 344/2016/TT-BTC (đối với ngân sách cấp xã) và Thông tư số 342/2016/TT-BTC (đối với ngân sách cấp huyện); trường hợp chưa đầy đủ thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với ngân sách cấp xã), cơ quan tài chính cấp huyện (đối với ngân sách cấp huyện) lập và gửi bổ sung;

b) Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng giữa các số liệu quyết toán theo quy định. Trong đó:

- Kiểm tra số quyết toán thu ngân sách các cấp so với số thu đã nộp ngân sách tại Kho bạc Nhà nước;

- Kiểm tra số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với số liệu của cơ quan tài chính cấp trên và số liệu hạch toán qua Kho bạc Nhà nước;

c) Kiểm tra số liệu tăng, giảm quyết toán so với dự toán ngân sách được cơ quan có thẩm quyền giao:

- Kiểm tra nguyên nhân tăng, giảm số liệu quyết toán các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước so với dự toán được giao theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước;

- Kiểm tra dự toán chi ngân sách được giao trong năm, bảo đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm dự toán giao đầu năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm) về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi;

- Kiểm tra nguyên nhân tăng, giảm số liệu quyết toán các khoản chi thực tế so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

d) Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, thẩm định quyết toán;

đ) Nhận xét về quyết toán năm theo kết quả thẩm định quyết toán.”

Do đó, nội dung thẩm định quyết toán ngân sách cấp xã của cơ quan tài chính cấp huyện, đề nghị Phòng Tài chính Kế hoạch huyện căn cứ quy định nêu trên thực hiện.

5. Sở Tài chính xem xét cho ý kiến và bổ sung dự toán để thực hiện chi trả mức phụ cấp chênh lệch hàng tháng cho lực lượng Công an bán chuyên trách, ấp, khu đội trưởng và mức hưởng trợ cấp ngày công lao động đối với dân quân theo Nghị quyết số 38/2022/NQ-HĐND và 39/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Sở Tài chính ý kiến như sau:

Về nội dung này, đề nghị Phòng Tài chính Kế hoạch tham mưu UBND huyện rà soát, báo cáo cụ thể số lượng, mức kinh phí, tổng số kinh phí, kinh phí chênh lệch,… về Công an tỉnh – Đối với Nghị quyết số 38/2022/NQ-HĐND, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh – Đối với Nghị quyết số 39/2022/NQ-HĐND (do 2 đơn vị này chủ trì tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh) và đồng gửi Sở Tài chính để xem xét có ý kiến cụ thể.

6. Sở Tài chính cho ý kiến hướng dẫn huyện về định mức chi chi trả thù lao cho báo cáo viên có trình độ thạc sĩ theo Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh Tây Ninh; xem xét đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh có văn bản bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ tiền khi tham gia các lớp học tập trung tại Trung tâm Chính trị huyện.

Sở Tài chính ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND quy định: “Tùy theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (bao gồm cả chi thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao”.

Do đó, huyện căn cứ nguồn kinh phí được giao, yêu cầu chất lượng của khóa bồi dưỡng và trên cơ sở thỏa thuận phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên để quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, báo cáo viên cụ thể theo khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND.

- Xem xét đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh có văn bản bổ sung thêm đối tượng (Cán bộ chi, tổ hội, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội, phó bí thư, chỉ ủy viên các chi bộ ở ấp, khu phố; viên chức; quần chúng ưu tú (lớp nhận thức đảng), đảng viên mới và các đối tượng khác) được hỗ trợ tiền khi tham gia các lớp học tập trung tại Trung tâm Chính trị huyện:

Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BTC ngày 31/01/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2018/TT-BTC việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và UBND tỉnh đã giao cho Sở Nội vụ chủ trì tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND (Công văn số 325/UBND-KT ngày 10/02/2023). Do đó, đề nghị UBND huyện có văn bản gửi Sở Nội vụ để rà soát, bổ sung thêm đối tượng trên vào Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND.

7. Kiến nghị UBND tỉnh, Sở Tài chính xem xét phân cấp bổ sung thêm thẩm quyền mua sắm như sau:Chủ tịch UBND huyện quyết định mua sắm và thanh lý tài sản có giá trị dưới 02 tỷ đồng/01 lần mua sắm đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc dự toán ngân sách cấp huyện”; “Chủ tịch UBND xã, thị trấn quyết định mua sắm và thanh lý tài sản có giá trị dưới 500 triệu/01 lần mua sắm thuộc dự toán ngân sách xã, phường, thị trấn từ dự toán ngân sách cấp xã”và “Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp giáo dục quyết định mua sắm và thanh lý tài sản có giá trị dưới 300 triệu/01 lần mua sắm từ dự toán của đơn vị sự nghiệp thuộc quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng trang bị cho các cơ quan đơn vị ngành giáo dục và Đào tạo”.

Sở Tài chính ý kiến như sau:

Căn cứ Công văn số 899/UBND-KT ngày 30/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Phòng Quản lý giá và Công sản đã tham mưu Lãnh đạo Sở đăng ký bổ sung Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2023, nội dung trình Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 29/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Công văn số 1092/STC-QLGCS ngày 11/4/2023). UBND tỉnh đã đồng ý tại công văn số 3726/VP-TH ngày 03/5/2023, Sở Tài chính sẽ tổng hợp ý kiến của đơn vị tham mưu sửa đổi theo đúng qui định.

8. Sở Tài chính cho ý kiến và hướng dẫn quy trình thực hiện và quản lý, sử dụng nguồn thu tại tại đơn vị được đảm bảo đúng theo quy định, đồng thời đề xuất quy định định mức cụ thể cho thuê căn tin đối với từng cấp học hoặc theo số lượng phòng học của từng trường.

Sở Tài chính ý kiến như sau:

Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cho thuê thực hiện Điều 57 Luật tài sản công, Điều 46 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, Điều 6 Thông tư số 144/2017/TT-BTC (Phải lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê), giá khởi điểm để đấu giá cho thuê phụ thuộc vào doanh thu, chi phí cho thuê khi lập đề án. Vì vậy, không thể qui định giá thuê theo đề xuất của huyện.

9. Sở Tài chính hỗ trợ huyện tổ chức tập huấn về quản lý tài chính và quản lý tài sản công hàng năm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài chính và tài sản công.

Sở Tài chính ý kiến như sau:

Luật quản lý, sử dụng tài sản công ban hành năm 2017, theo đó Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn dưới Luật để áp dụng thực hiện cho nhiều lĩnh vực quản lý, sử dụng tài công, trong đó rất nhiều văn bản Sở Tài chính chưa được Bộ Tài chính tổ chức tập huấn. Để có cơ sở tham mưu UBND tỉnh, phòng chuyên môn tập trung nghiên cứu các qui định của trung ương và địa phương để đề xuất giải quyết xử lý; đối với các trường hợp chưa rõ Sở Tài chính lập Công văn xin tham vấn ý kiến của Bộ Tài chính để xử lý. Vì vậy, đối với huyện Dương Minh Châu, trong quá trình giải quyết có khó khăn vướng mắc đề nghị trao đổi với, phối hợp với Sở Tài chính để cùng nhau xử lý.

10. Kiến nghị Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh quy định “khoán tiền công tác phí theo tháng không vượt quá 500.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan”, không quy định “phải đi công tác lưu động trong huyện, thành phố trên 10 ngày/tháng”. Từ đó, giúp cho các đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp chủ động, cân đối nguồn kinh phí và tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ công chức. Đồng thời có ý kiến tham mưu UBND tỉnh quy định cụ thể định mức chi theo từng cấp ngân sách khi không thực hiện tổ chức nấu ăn tập trung.

Sở Tài chính ý kiến như sau:

- Kiến nghị Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh quy định “khoán tiền công tác phí theo tháng không vượt quá 500.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan”, không quy định “phải đi công tác lưu động trong huyện, thành phố trên 10 ngày/tháng”:

Nội dung này đã được quy định tại Điều 8 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị và được UBND tỉnh quy định Điều 6 Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND. Do đó, đề nghị huyện thực hiện theo đúng quy định. Trường hợp, Bộ Tài chính có tổ chức lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi hoặc thay thế Thông tư số 40/2017/TT-BTC, Sở Tài chính sẽ lưu ý có ý kiến đề xuất theo kiến nghị của huyện.

- Kiến nghị Sở Tài chính có ý kiến tham mưu UBND tỉnh quy định cụ thể định mức chi theo từng cấp ngân sách khi không thực hiện tổ chức nấu ăn tập trung.

Nội dung “Đại biểu có trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ tiền ăn trong trường hợp nấu ăn tập trung” không có trong quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính. Khi ban hành Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND, thành viên HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã cân nhắc vận dụng quy định chi tiền ăn theo mức chi trả công tác phí (Đại biểu có trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ tiền ăn trong trường hợp nấu ăn tập trung, không được thanh toán tiền phụ cấp lưu trú tại cơ quan, đơn vị cử đi công tác). Do đó, đề nghị UBND huyện thực hiện theo đúng quy định.

11. UBND huyện đề xuất điều chỉnh thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ công ích thuộc thẩm quyền phê duyệt dự toán của Chủ tịch UBND huyện.

Sở Tài chính ý kiến như sau:

Quyết định số 50/2020/QĐ-UBND ngày 16/11/2020 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc bàn hành quy định quản lý một số dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành. Vì vậy, đơn vị nên có văn bản gửi Sở Xây dựng đề xuất điều chỉnh thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ công ích thuộc thẩm quyền phê duyệt dự toán của Chủ tịch UBND huyện theo qui định

VP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Công khai ngân sách
dịch vụ công trục tuyến
Facebook_Tayninh
Zalo Tây Ninh
Bộ tài chính
văn phòng chính phủ người dân
văn phòng chính phủ doanh nghiệp
cong khai minh bach
gop y du thao
CÔNG TÁC ĐẢNG
ĐOÀN THANH NIÊN
Công đoàn
CỰU CHIẾN BINH
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
cải cách thủ tục hành chính
đường dây nóng
csdl quốc gia
công báo tây ninh
công báo chính phủ
hộp thư điện tử
hỏi đáp
quản lý đầu tư
thanh tra tài chính
tuyên truyền giáo dục pháp luật
thống kê tài chính
tài liệu đk giá
hướng dẫn đăng ký QHNS trực tuyến
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay5,282
  • Tháng hiện tại66,828
  • Tổng lượt truy cập4,361,428
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây