Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2020)

Thứ ba - 20/10/2020 23:00 152 0

Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2020)

Lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của những nữ anh hùng hào kiệt không chịu khuất phục kẻ thù, không chịu kiếp sống nô lệ, đứng lên chống giặc ngoại xâm giành tự do. Đó là Bà Trưng, Bà Triệu; Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Bà Nguyễn Thị Định, Chị Út Tịch, ...Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ Việt Nam đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế....
* Lịch sử ra đời Ngày Phụ Nữ Việt Nam (20/10)
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:
- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.
- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Chính vì vậy, vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày phụ nữ Việt Nam".



Trong đấu tranh cách mạng, phụ nữ Việt Nam không chỉ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến mà chính họ còn là những chiến sỹ cách mạng kiên cường bất khuất, những nữ dân quân du kích, nữ thanh niên xung phong mở đường, tải gạo, tải đạn với ý chí quật cường, chịu đựng gian khổ với tinh thần lạc quan cách mạng, họ chăm sóc thương binh, đồng đội bằng tất cả tấm lòng yêu thương. Đó chính là chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu, chị Lê Thị Hồng Gấm, chị Nguyễn Thị Định, Anh hùng liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm.....Còn có biết bao người phụ nữ thầm lặng, dung dị, mộc mạc; họ cống hiến cho đất nước những người con, người chồng vô cùng yêu quý; họ đã từng mòn mỏi chờ đợi người thân trong chiến tranh, để rồi họ cũng không còn đủ nước mắt khi những người thương yêu của họ không bao giờ trở về; Họ chính là những người mẹ, người bà, người chị của chúng ta. Họ là những người mẹ Việt Nam anh hùng!
Trải qua các thời kỳ cách mạng, vị trí, vai trò của phụ nữ được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Bác từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong bản Di chúc bất hủ để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Người viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên”.
Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
90 mùa thu qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam lại được tiếp tục khẳng định và phát huy mạnh mẽ. Các tầng lớp phụ nữ luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực thi đua, phấn đấu vươn lên đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ tài năng, điển hình tiêu biểu với những cống hiến xuất sắc trong lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện…Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu và đóng góp to lớn của phụ nữ trong xây dựng gia đình và trong công cuộc xây dựng đất nước. Họ xứng đáng là những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".
Những truyền thống, bản sắc tốt đẹp đó đã được các thế hệ phụ nữ Việt Nam kế thừa và phát huy. Có thể nói, đây không chỉ là niềm tự hào của riêng phụ nữ Việt Nam mà còn là một thứ tài sản quý báu của cả dân.
* Phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Xuyên suốt lịch sử giữ nước và xây dựng đất nước, người phụ nữ Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng. Dù trong hoàn cảnh nào, thời đại nào thì người phụ nữ cũng là hậu phương và tiền tuyến vững chắc. Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lại tiếp tục không thể thiếu vắng vai trò của người phụ nữ.
 Từ xưa đến nay, xã hội luôn đề cao, tôn vinh những người phụ nữ có phẩm chất đạo đức với chuẩn mực: công - dung - ngôn - hạnh, phong tục tập quán của Việt Nam cũng gắn bó mật thiết với tín ngưỡng thờ Mẫu. Suốt mấy nghìn năm lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã tiếp nối truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, đóng góp to lớn cho công cuộc dựng nước và giữ nước. Họ cũng để lại những giá trị đạo đức tốt đẹp mà xã hội ngày nay vẫn đang cố gắng duy trì, phát huy là: thông minh, linh hoạt để ứng phó với hoàn cảnh tự nhiên, sự mưu trí, anh dũng, bất khuất để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, luôn khát vọng, ước mơ vươn tới sự bình đẳng trong xã hội, cần cù, chăm chỉ,  đoàn kết, thủy chung, nhẫn nại, sáng tạo...
Phẩm chất người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được tổng quát hóa thành 4 chuẩn mực đạo đức: Tự tin, tự trọng, đảm đang, trung hậu.
Tuy nhiên, cùng với rất nhiều điều kiện thuận lợi thì phụ nữ Việt Nam đã và đang đứng trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Do vậy, việc giữ gìn, phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, thách thức. Một số phẩm chất truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt nam có phần bị mai một, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam và đạo đức nhân phẩm của người phụ nữ. Như vậy, trong hoàn cảnh hiện tại, xã hội hiện đại đòi hỏi người phụ nữ phải có những phẩm chất đạo đức phù hợp.
Đánh giá về những khó khăn, thách thức đối với phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết số 11 - NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ rõ: “Phụ nữ gặp nhiều khó khăn thách thức khi thực hiện vai trò người mẹ, người thầy đầu tiên của con người trong điều kiện xã hội và gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối sống thực dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ”. Chính vì vậy, hiểu và phấn đấu thực hiện các phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam chính là góp phần thực hiện chiến lược xây dựng, phát triển con người Việt Nam.
Nói đến phẩm chất tự tin của người phụ nữ, đó chính là người tin tưởng vào năng lực bản thân, tự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của mình. Như vậy, hơn bao giờ hết, người phụ nữ cần có sự tự tin để đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ mới, phát triển và hội nhập. Muốn có được sự tự tin, người phụ nữ phải dám nghĩ, dám làm, tin vào khả năng thành công của mình. Họ phải tích cực học tập, lao động sáng tạo, không ngừng học hỏi. Cùng với đó là không quên rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện sức khỏe và giữ gìn vẻ đẹp hình thể để có được sự tự tin vào bản thân.
Phẩm chất thứ hai của người phụ nữ đó là tự trọng, người phụ nữ có lòng tự trọng là người biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Đây là một trong những yếu tố nền tảng quan trọng nhất để làm nên giá trị của một con người chân chính.Người phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần có phẩm chất tự trọng để tiếp nối truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, cũng là để góp phần bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam trước những thách thức của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập. Để giữ được lòng tự trọng, người phụ nữ phải tạo cho mình một niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống. Nó cũng được thể hiện ở tinh thần vượt khó, ở ý chí vươn lên trong cuộc sống, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho bản thân.
Phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu, rèn luyện để trở thành người phụ nữ trung hậu. Trung hậu là trung thực, thẳng thắn, nhân ái, giàu lòng thương người. Phẩm chất ấy thể hiện cách sống đẹp của người Việt Nam nói chung và người phụ nữ nói riêng. Trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh của dân tộc, lòng trung hậu đã trở thành nền tảng cho những phẩm chất tinh thần phong phú, đặc sắc, những khả năng và vai trò thực tế to lớn của phụ nữ Việt Nam, đồng thời làm nên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, tạo nên bản lĩnh riêng cho mỗi người phụ nữ.
Trong mọi thời điểm của lịch sử, phẩm chất đảm đang của phụ nữ Việt Nam luôn tỏa sáng. Đó là hình ảnh người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. Người phụ nữ luôn phát huy vai trò của mình trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, động viên, khích lệ chồng con chia sẻ công việc gia đình, nhất là người chồng. Hơn nữa, phụ nữ phải trau dồi kiến thức để nâng cao năng lực hoạt động chuyên môn, hoàn thành tốt công việc của mình. Đảm đang luôn là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, giúp cho người phụ nữ thực hiện hài hòa: việc nước, việc nhà để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình.
Phẩm chất này là tiền đề, cơ sở, kết quả của phẩm chất kia và ngược lại. Như vậy, hội tụ được 4 phẩm chất trên người phụ nữ sẽ nắm bắt cơ hội, tận dụng những yếu tố tích cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; tránh những tác động tiêu cực của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; thực hiện tốt vai trò, thiên chức của người phụ nữ trong gia đình, trách nhiệm công dân trong xã hội.
Thấm nhuần các giá trị tinh thần to lớn mà thế hệ phụ nữ Việt Nam dày công vun đắp, mỗi chúng ta cần thấy được trách nhiệm to lớn của mình, cần trân trọng, tự hào, giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó và khắc phục hạn chế, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực để góp phần xây dựng phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam thời kỳ mới./.


  Ý kiến bạn đọc

Công khai ngân sách
dịch vụ công trục tuyến
Facebook_Tayninh
Zalo Tây Ninh
TRA CỨU HỒ SƠ

74/2024/TT-BTC

Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

58/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị tỉnh Tây Ninh

1913/QĐ-UBND

Quyết định về việc công bố danh mục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành tài chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

69/2024/TT-BTC

Thông tư quy định Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia

32/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu tỉnh Tây Ninh

Bộ tài chính
văn phòng chính phủ người dân
văn phòng chính phủ doanh nghiệp
cong khai minh bach
gop y du thao
CÔNG TÁC ĐẢNG
ĐOÀN THANH NIÊN
Công đoàn
CỰU CHIẾN BINH
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
cải cách thủ tục hành chính
đường dây nóng
csdl quốc gia
công báo tây ninh
công báo chính phủ
hộp thư điện tử
hỏi đáp
quản lý đầu tư
thanh tra tài chính
tuyên truyền giáo dục pháp luật
thống kê tài chính
tài liệu đk giá
hướng dẫn đăng ký QHNS trực tuyến
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay1,504
  • Tháng hiện tại48,709
  • Tổng lượt truy cập5,110,709
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây