Sở Tài chính hướng dẫn các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nội dung như sau:
1. Nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trường hợp trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật kinh phí giao cho đơn vị chủ trì xây dựng vượt ngoài định mức phân bổ, căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, trong trường hợp cần thiết thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì sắp xếp, bố trí từ khoản kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
3. Mức chi và phương thức thanh toán cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 42/2022/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 6 Thông tư số 338/2016/TT-BTC, cụ thể:
a) Đối với kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
- Mức chi: được thực hiện theo phương thức khoán trên sản phẩm hoàn thành, bằng mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 61/2023/NQ-HĐND) trừ cho mức phân bổ kinh phí cho hoạt động thẩm định, thẩm tra (quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 61/2023/NQ-HĐND).
- Chứng từ thanh toán gồm:
+ Quyết định hoặc văn bản phê duyệt chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền (nếu có);
+ Tờ trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
+ Văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền ban hành.
b) Đối với kinh phí cho công tác thẩm định, thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật:
- Mức chi: được thực hiện theo phương thức khoán trên sản phẩm hoàn thành, định mức chi theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 61/2023/NQ-HĐND).
- Chứng từ thanh toán gồm:
+ Văn bản đề nghị thẩm định;
+ Văn bản phân công thẩm định hoặc ý kiến phê duyệt của người có thẩm quyền (nếu có);
+ Quyết định thành lập hội đồng thẩm định, hội đồng tư vấn thẩm định (nếu có);
+ Báo cáo thẩm định.
c) Việc thanh toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn.
d) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã xây dựng xong hoặc dừng lại không xây dựng tiếp (Theo Thông báo kết luận của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật): cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng văn bản được phép thanh, quyết toán phần kinh phí đã thực hiện tương ứng theo quy định về nội dung chi, mức chi tại Thông tư số 42/2022/TT-BTC trên cơ sở chứng từ chi tiêu hợp pháp theo quy định của pháp luật. Mức chi cho từng nội dung thực hiện theo quy định tại Thông tư số 42/2022/TT-BTC và không vượt định mức phân bổ kinh phí quy định tại Nghị quyết số 61/2023/NQ-HĐND.
4. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Các tập tinh đính kèm:
1. Công văn số 792/STC-HCSN, ngày 07/3/2024 của Sở Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 61/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh. (file Word)
3. Nghị quyết số 61/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
P. HCSN
Ý kiến bạn đọc