Kính gửi:
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2021 (thay thế Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập).
Trong thời gian chưa có Thông tư và các văn bản hướng dẫn Nghị định ban hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các đơn vị, địa phương nghiên cứu các nội dung của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP để triển khai thực hiện một số nội dung như sau:
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh có đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện nhiệm vụ sau:
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ tại đơn vị mình và hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo theo đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố để khẩn trương xây dựng và tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương và tình hình thực tế từng thời kỳ. Thời gian hoàn thành chậm nhất quý 1 năm 2022.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí thuộc phạm vi quản lý để làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về giá và quy định của các pháp luật khác có liên quan để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Thời gian hoàn thành chậm nhất quý 1 năm 2022.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành đơn giá, giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về giá và theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Thời gian hoàn thành chậm nhất quý 1 năm 2022.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công. Thời gian hoàn thành chậm nhất quý 1 năm 2022.
- Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phương án tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 35, Điều 40 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Thời gian hoàn thành trước ngày 31/03/2022.
- Chịu trách nhiệm thực hiện việc đổi mới, sắp xếp, nâng mức độ tự chủ tài chính và giảm chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo lộ trình quy định tại Điểm 1 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
- Theo chức năng nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và tổ chức thực hiện các nội dung khác về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý.
- Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc; gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài chính theo quy định.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo theo quy định.
- Chủ động phối hợp và đề xuất với các Sở, ban, ngành và các cơ quan cấp tỉnh trong việc: xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; xây dựng đơn giá, giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công.
- Chịu trách nhiệm phê duyệt phương án tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo thời gian hoàn thành phê duyệt phương án tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
- Chịu trách nhiệm thực hiện việc đổi mới, sắp xếp, nâng mức độ tự chủ tài chính và giảm chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo lộ trình theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
- Theo chức năng nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và tổ chức thực hiện các nội dung khác về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý.
- Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc; gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài chính theo quy định.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài chính theo quy định.
4. Sở Nội vụ có trách nhiệm:
- Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và đưa vào đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao hàng năm để báo cáo UBND tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết./.
tài liệu kèm theo.
Ý kiến bạn đọc