Kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số giai đoạn 2021-2023 của Sở Tài chính

Thứ hai - 25/03/2024 11:02 24 0

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 – 2023.

1. Công tác chỉ đạo, ban hành văn bản tổ chức thực hiện

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số trong nội bộ được Sở Tài chính quan tâm, chú trọng thực hiện. Các nội dung thường xuyên được thảo luận trong các cuộc họp giao ban, để kịp thời nhắc nhở, đánh giá được tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ công chức tại các phòng chuyên môn nắm vững dịch vụ công trực tuyến và cách thức thực hiện. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức trong thực hiện công tác cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số. Ngoài ra, Sở Tài chính chỉ đạo Bộ phận Một cửa thực hiện nghiêm việc số hóa thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; cấp kết quả điện tử;…

- Căn cứ các Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về cải cách hành chính (CCHC) và nội dung Chuyển đổi số hàng năm, Sở Tài chính đã ban hành Kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện tại đơn vị các nhiệm vụ được giao đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng theo hàng năm cụ thể như sau:

+ Tổ chức triển khai Kế hoạch 3142/KH-UBND ngày 19/9/2022 của  UBND tỉnh Tây Ninh về việc Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển  đổi số Quốc gia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến tất cả cán bộ công chức Sở trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (eGov) và đăng tin, bài viết trên Cổng thông tin điện tử của Sở

+ Thành lập Ban chuyển đổi số của Sở Tài chính vào ngày chuyển đổi số quốc gia (ngày 10 tháng 10) với Trưởng ban là Giám đốc Sở, Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng là Phó Trưởng ban, Thành viên là Trưởng các phòng thuộc Sở và Công chức phụ trách Công nghệ thông tin (Quyết định số 219/QĐ-STC ngày 10/10/2022 của Sở Tài chính về việc thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của Sở Tài chính)

+ Thường xuyên đăng tin, bài viết trong chuyên mục “Chuyển đổi số” trên Cổng thông tin điện tử Sở Tài chính.

+ Đã ban hành các văn bản như: Kế hoạch số 33/KH-STC ngày 20/10/2022 chuyển đổi số của Sở Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 23/KH-STC ngày 29/4/2022 của Sở Tài chính về Chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 của Sở Tài chính; Kế hoạch số 26/KH-STC ngày 31/3/2023 chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2023 của Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh; 09 công văn bổ sung kinh phí, góp ý, ... về nội dung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 07/02/2022; 03 công văn về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh năm 2022 theo kế hoạch số 1239/KH-UBND ngày 15/4/2022; 02 công văn về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 theo Kế hoạch số 2383/KH-UBND ngày 28/7/2022 và triển khai trên phần mềm eGov để thực hiện hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đây phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh theo Kế hoạch số 3608/KH-UBND ngày 15/10/2021.

- Việc bố trí nguồn lực (con người, tài chính) để triển khai, thực hiện công tác cải cách TTHC, chuyển đổi số.

+ Sở Tài chính đã phân công công chức phụ trách tham mưu công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số; ngoài ra, tại các phòng chuyên môn đều phân công công chức theo dõi, tham mưu nội dung này.

+ Thành lập Tổ công tác kiểm soát thủ tục hành chính bố trí kinh phí và chi phụ cấp cho công chức thực hiện nhiệm vụ CCHC theo đúng quy định.

+ Tham mưu, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số giai đoạn 2021-2023 trên địa bản tỉnh Tây Ninh với tổng kinh phí là 4.090.000.000 (Bốn tỷ, không trăm chín mươi triệu đồng). Trong đó: Năm 2021 kinh phí cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính và hoạt động của Trung tâm HCC là 1.440.000.000 đồng; Năm 2022 kinh phí cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính và hoạt động của Trung tâm HCC là 1.395.000.000 đồng; Năm 2023 kinh phí hoạt động của Trung tâm HCC và họat động kiểm soát thủ tục hành chính là 1.255.000.000 đồng.

- Đánh giá khái quát kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số của tỉnh giai đoạn 2021 - 2023.

+ Trong giai đoạn báo cáo, Sở Tài chính đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ Cải cách hành chính theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Tài chính, đảm bảo thực hiện việc rà soát thủ tục hành chính tham mưu UBND tỉnh công bố kịp thời, đúng quy định; Thực hiện đồng bộ thủ tục hành chính về  dịch vụ công quốc gia đúng theo tiến độ.

+ Song song đó, thực hiện chủ chương chuyển đổi số của ngành tài chính cũng như của tỉnh. Sở Tài chính tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC trên Hệ thống một cửa điện tử; tiếp nhận hồ sơ trực tuyến để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, tạo thuận lợi, giảm chi phí cho tổ chức, công dân.

2. Công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện

- Triển khai, quán triệt nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đến toàn thể công chức, người lao động Sở Tài chính để nắm được mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh Tây Ninh đến năm 2030 là: “Phấn đấu vào nhóm các tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi số khá; Phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ, tăng năng suất lao động, tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận và tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển kinh tế số; Khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các doanh nghiệp số trong tỉnh; Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững”. 

- Triển khai các quyết định về chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng đến công chức, người lao động như: Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1920/QĐ-UBND ngày 03/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc Ban hành Đề án Xây dựng Chính quyền số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3267/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh (phiên bản 2.0); Quyết định số 125/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh Ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 29/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Chương trình chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định 404/QĐ-UBND ngày 07/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Tây Ninh năm 2023.

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền “Ngày chuyển đổi số Quốc Gia”, triển khai nhiệm vụ tuyên truyền bám sát với thực tiễn tại Sở đến toàn thể cán bộ, công chức và người lao động hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của Ngày Chuyển đổi số quốc gia

- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng hoặc thông qua tài liệu tuyên truyền trên hệ thống eGov, Zalo, Cổng thông tin điện tử của Sở.

3. Kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số

- Tình hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận một cửa:

+ Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP. Hiện tại, 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính thực hiện tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo 100% hồ sơ được cập nhật và theo dõi, xử lý trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.

+ Sở Tài chính phối hợp tốt với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh trong việc cử nhân sự đến làm việc tại Trung tâm, phối hợp hướng dẫn cho nhân sự thay thế sau khi hết thời gian làm việc tại Trung tâm. Thông qua bảng đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi đến giao dịch tại quầy của Trung tâm Hành chính công, Sở đã có những điều chỉnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, đem lại sự hài lòng cao nhất cho cơ quan, đơn vị liên hệ công tác.

+ Thường xuyên quán triệt, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc, đặc biệt là giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa cho tổ chức và cá nhân.

- Việc niêm yết công bố, công khai TTHC:

+ Sau khi trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính, Sở Tài chính thực hiện công khai bằng nhiều hình thức: Cập nhật thủ tục hành chính trên Hệ thống một cửa điện tử; Công khai trên cổng dịch vụ công tỉnh Tây Ninh; đồng bộ cơ sở dử liệu lên dịch vụ công quốc gia; thông báo bằng văn bản đến các đơn vị có liên quan va yêu cầu niêm yết công khai tại đơn vị tiếp nhận. Đăng lên cổng thông tin điện tử của Sở Tài chính.

+ Phối hợp với Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh thực hiện công khai và triển khai áp dụng tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh.

- Công tác chỉ đạo và kết quả việc xây dựng các quy trình, quy trình phối hợp để giải quyết công việc nội bộ (TTHC nội bộ); tỷ lệ quy trình nội bộ giải quyết TTHC đã được điện tử hóa.

+ Sở Tài chính có 04 TTHC nội bộ được công bố theo Quyết định số 2632/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12  năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong tỉnh Tây Ninh.

+ Quy trình nội bộ giải quyết TTHC đã được điện tử hóa: 04 quy trình trên chưa thực hiện số hóa (Phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; Bổ sung dự toán chi nhiệm vụ đột xuất với mức chi tối đa không quá 20 triệu đồng/vụ việc; Chi hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; Quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo năm ngân sách).

- Vận hành Cổng dịch vụ công trên cổng dịch vụ công của tỉnh;

+ Số TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình (mức độ 4): 15 TTHC (gồm 10 TTHC cấp tỉnh, 5 TTHC cấp huyện) và đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Kết quả giải quyết TTHC:

Tổng số hồ sơ tiếp nhận:  2.649 hồ sơ

trong đó:

Số hồ sơ đúng quy định: 2.638 hồ sơ

Số hồ sơ đã tiếp nhận sau đó đề nghị bổ sung: 0 hồ sơ

Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận được giải quyết đúng hạn: 2.624 hồ sơ đạt tỷ lệ 99,1%

Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận được giải quyết quá hạn: 09 hồ sơ đạt tỷ lệ 0,3%

Tỷ lệ hồ sơ đang xem xét giải quyết đúng hạn: 0 hồ sơ

Tỷ lệ hồ sơ đang xem xét giải quyết quá hạn: 5 hồ sơ, tỷ lệ 0,2%

Tỷ lệ hồ sơ hủy: 11 hồ sơ, tỷ lệ 0,4%

Nhìn chung toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính sau khi tiếp nhận được giải quyết nhanh chóng, đúng thời gian quy định đạt tỉ lệ cao.

- Kết quả rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC thuộc thẩm quyền; việc xây dựng các quy trình liên thông:

+ Năm 2022: Đơn giản hóa quy định Biên bản kiểm kê tài sản dùng chung cho các Ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án khi đề nghị xử lý tài sản của thủ tục “Quyết định xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án khi dự án kết thúc (thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh)”, đã tiết kiệm chi phí 40.369 đồng/năm với tỷ lệ cắt giảm 8,33%.

+ Năm 2023: Đơn giản hóa Quy định mẫu Tờ trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên của thủ tục chi thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên (thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh), đã tiết kiệm chi phí 570.640 đồng/hồ sơ, tỷ lệ cắt giảm chi phí là 11,48%; Đơn giản hóa rút ngắn thời gian thực hiện thanh toán Phần giá trị tài sản cho tổ chức, cá nhân được hưởng, đã tiết kiệm chi phí 978.240 đồng/hồ sơ, tỷ lệ cắt giảm chi phí là 20,34%; Đơn giản hóa thời gian giải quyết đối với thủ tục Phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu từ không quy định (nhưng thường thời gian giải quyết cho thủ tục này là 10 ngày làm việc) giảm từ 10 ngày xuống còn 7 ngày (kể từ ngày nhận đơn), đã tiết kiệm chi phí 19.564.800 đồng, giảm được 30% chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính; Đơn giản hóa thời gian giải quyết đối với thủ tục Chi hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi từ không quy định (nhưng thường thời gian giải quyết cho thủ tục này là 10 ngày làm việc) giảm từ 10 ngày xuống còn 7 ngày (kể từ ngày nhận đơn), đã tiết kiệm chi phí 2.934.720 đồng, giảm 30% chi phí cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

- Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền: Sở Tài chính không có phát sinh phản ánh, kiến nghị của tổ chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính.

- Việc giải quyết các hạn chế, thiếu sót và giải pháp để tăng cường chất lượng giải quyết TTHC, cải thiện và nâng cao các chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS và DTI của tỉnh, nhất là các chỉ số, điểm số thành phần còn thấp và nhiều năm chưa được cải thiện:

+ Sở Tài chính tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh; thực hiện các báo cáo kết quả thực hiện hàng năm đầy đủ theo quy định theo báo cáo số 296/BC-STP ngày 20/10/2022 và báo cáo số 277/BC-STC ngày 25/10/2023 Báo cáo Kết quả thực hiện Đề án “Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện điểm số và nâng cao vị trí xếp hạng các chỉ số: PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS và ICT INDEX của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 25/6/2021.

- Báo cáo về giải pháp, cách làm hay, sáng tạo của địa phương thời gian qua:

Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính tại tờ trình số 122/TTr-STC ngày 20/7/2023 và đến ngày 31/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp tại Quyết định số 1562/QĐ-UBND.

4. Kết quả công tác chuyển đổi số trong cải cách TTHC

- Việc rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế, chính sách của tỉnh nhằm triển khai, hoàn thiện môi trường pháp lý về chuyển đổi số: thường xuyên rà soát và ban hành đúng theo quy định.

- Sở Tài chính đã kết nối, chia sẻ dữ liệu thu chi ngân sách từ phần mềm Quản lý ngân sách địa phương (do Sở Tài chính tự xây dựng) đến Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) của Tỉnh, chốt số liệu định kỳ truyền về kho dữ liệu dùng chung để đồng bộ lên hệ thống IOC của tỉnh vào các ngày thứ hai hằng tuần và ngày cuối tháng nhằm phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành chung của lãnh đạo Tỉnh.

- Kết quả chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hành chính:

+ 100% kết quả giải quyết TTHC được số hóa

+ 100% TTHC được xây dựng quy trình điện tử và tiếp nhận, giải quyết trên hệ thống một cửa điện tử của tỉnh.

+ 100% TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến (toàn trình).

+ 100% văn bản được ban hành, tiếp nhận văn bản và xử lý công việc trên hệ thống xử lý văn bản điện tử và điều hành (eGov) trừ văn bản mật.

+ Thực hiện triển khai đăng ký sử dụng, quản lý chữ ký số và chứng thư số trong quy trình xử lý và phát hành văn bản đúng theo quy định.

+ Việc cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử được thực hiện kịp thời, đầy đủ; đảm bảo thuận tiện trong truy cập, khai thác thông tin phù hợp theo quy định tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Ngoài ra, Sở Tài chính còn kết hợp triển khai các kênh thông tin mạng xã hội (facebook, zalo) của đơn vị để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền.

+ Sở thực hiện đa dạng kênh tương tác để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức cá nhân: trực tiếp, qua điện thoại, email, các kênh của tỉnh (hỏi đáp trực tuyến, hệ thống 1022), Cổng dịch vụ công quốc gia và qua mạng xã hội (Zalo, facebook).

+ Công tác an toàn hệ thống thông tin được đảm bảo, chưa để xảy ra sự việc mất an toàn thông tin.

- Công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 06:

Sở Tài chính đã tham mưu các công văn: Công văn số 1917/STC-HCSN ngày 16/6/2023 về việc mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến báo cáo UBND tỉnh; Công văn số 3691/STC-HCSN ngày 08/11/2023 về việc tham mưu mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến (lần 2); Tờ trình số 04/TTr-STC ngày 09/01/2024 và Tờ trình số 29/TTr-STC ngày 27/02/2034 về đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định việc giảm phí, lệ phí thực hiện tủ tục hành chính khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến và thanh toán trực tuyến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Công văn lấy ý kiến góp ý Nghị quyết số 840/STC-HCSN ngày 11/3/2024 và đăng trên hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh tại mục Lấy ý kiến văn bản dự thảo” thời gian lấy ý kiến là 30 ngày kể từ ngày 11/3/2024 đến ngày 11/4/2024.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Công khai ngân sách
dịch vụ công trục tuyến
Facebook_Tayninh
Zalo Tây Ninh
Bộ tài chính
văn phòng chính phủ người dân
văn phòng chính phủ doanh nghiệp
cong khai minh bach
gop y du thao
CÔNG TÁC ĐẢNG
ĐOÀN THANH NIÊN
Công đoàn
CỰU CHIẾN BINH
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
cải cách thủ tục hành chính
đường dây nóng
csdl quốc gia
công báo tây ninh
công báo chính phủ
hộp thư điện tử
hỏi đáp
quản lý đầu tư
thanh tra tài chính
tuyên truyền giáo dục pháp luật
thống kê tài chính
tài liệu đk giá
hướng dẫn đăng ký QHNS trực tuyến
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay2,742
  • Tháng hiện tại34,501
  • Tổng lượt truy cập4,410,414
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây