Nhiều địa phương quyết tâm hoàn thành giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn ODA

Thứ sáu - 30/06/2023 08:56 392 0

Tính đến 27/6/2023, kết quả giải ngân vốn nước ngoài 06 tháng đầu năm 2023 (tính đến ngày 27/6/2023) của các địa phương vẫn thấp, chỉ đạt 7,6% kế hoạch vốn năm 2023 được giao; mới có 8/50 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%, 13/50 địa phương chưa giải ngân vốn NSTW cấp phát bổ sung có mục tiêu cho NSĐP. Tuy vậy, tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về sơ kết giải ngân đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài, nhiều địa phương bày tỏ quyết tâm phấn đấu hoàn thành tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài được giao trong năm 2023.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Bộ Tài chính

Chỉ có 8/50 địa phương giải ngân trên 15%

Thông tin tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về Sơ kết giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài được tổ chức chiều ngày 28/6/2023, Bộ Tài chính cho biết, năm 2023, các địa phương được giao tổng kế hoạch vốn là 34.512,5 tỷ đồng, trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW 16.117,7 tỷ đồng (50/63 địa phương), vốn vay lại là 18.394,8 tỷ đồng (57/63 địa phương).

Đại diện UBND TP Hà Nội tham gia ý kiến tại Hội nghị

Tính đến 27/6/2023, số kế hoạch vốn các địa phương đã phân bổ và nhập Tabmis cho các dự án là 27.385,13 tỷ đồng, trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW là 14.225,28 tỷ đồng chiếm 88,2% kế hoạch vốn được giao, vốn vay lại là 13.159,85 tỷ đồng chiếm 71,5% kế hoạch vốn được giao.

Tính đến ngày 27/6/2023, kết quả giải ngân vốn nước ngoài 6 tháng đầu năm 2023 của các địa phương chỉ đạt 7,6% kế hoạch vốn năm 2023 được giao (tính cho cả kế hoạch vốn cấp phát và vay lại). Mới có 8/50 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 15%, 13/50 địa phương chưa giải ngân vốn NSTW cấp phát bổ sung có mục tiêu cho NSĐP.

Qua quá trình làm việc với các địa phương, các dự án và theo dõi số liệu giải ngân của các dự án, Bộ Tài chính nhận thấy các vướng mắc chủ yếu của các địa phương liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, sử dụng vốn dư. Ngoài ra, còn có vướng mắc trong công tác triển khai thực hiện và giải ngân, gồm: các vướng mắc trong khâu đầu thầu hoặc hợp đồng thương mại; vướng mắc về giải phóng mặt bằng; vướng mắc do điều chỉnh thiết kế; vướng mắc do biến động giá nguyên vật liệu, khó huy động nhân công; chậm tiến hành công tác nghiệm thu, thanh toán; trình độ, năng lực cán bộ quản lý dự án chưa đáp ứng yêu cầu công việc cũng như vướng mắc về thể chế, chính sách.

Địa phương phấn đấu hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn được giao

Tại Hội nghị, đại diện các Bộ, ngành, địa phương đã trao đổi, làm rõ thêm các nội dung liên quan đến tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài 6 tháng đầu năm 2023, báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong thời gian tới. Đại diện Bộ Tài chính và một số Bộ, ngành cũng có ý kiến trực tiếp đối với các kiến nghị từ các địa phương.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu các tỉnh, thành phố

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện UBND TP Hà Nội – một trong số các tỉnh, TP có quy mô giải ngân lớn cho biết, năm 2023, TP Hà Nội được giao kế hoạch vốn ODA là 3.371,421 tỷ đồng để thực hiện 05 dự án ODA. Giá trị giải ngân vốn ODA đến nay thực hiện đạt 27,91% kế hoạch (940,813 tỷ đồng), trong đó, vốn ODA cấp phát là 735,523 tỷ đồng (đạt 32,53% kế hoạch), vốn ODA vay lại là 205,290 tỷ đồng, đạt 18,48% kế hoạch. Phía TP cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai giải ngân 05 dự án cụ thể của TP, gồm: dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; dự án Tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long -Trần Hưng Đạo; Dự án Hỗ trợ chủ đầu tư dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội; Dự án Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội; dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá. Các vướng mắc chủ yếu liên quan đến thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án kéo dài dẫn đến dự án chưa triển khai; chất lượng tư vấn và sản phẩm dịch vụ của liên danh tư vấn cung cấp còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác thực hiện dự án; vướng mắc kéo dài từ các năm trước dẫn đến việc chậm trễ phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và bổ sung chi phí của các gói thầu;... Đại diện UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính hướng dẫn và hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh, gia hạn các Hiệp định vay của Dự án; cho phép thanh toán hóa đơn các gói thầu từ số dư của tài khoản đặc biệt để giảm áp lực tài chính cho các nhà thầu, duy trì thi công thực hiện dự án.

Là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhiều năm gần đây, đại diện UBND tỉnh Bình Định cho biết, năm 2023, tỉnh có 04 dự án ODA, trong đó có 03 dự án đã được phân bổ và giao kế hoạch vốn với tổng số vốn được giao là 261 tỷ đồng. Kết quả giải ngân 03 dự án ODA trong 6 tháng đầu năm 2023 dự kiến đạt tỷ lệ 65,5%, trong đó, vốn cấp phát khoảng 58,7%; vốn vay lại khoảng 78,09%. Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo tỉnh đã có chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt; các chủ đầu tư, chủ dự án cũng đã chủ động, tích cực chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đầu tư, nhất là làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công và thủ tục thanh, quyết toán tại kho bạc. Dự kiến đến cuối năm, tỉnh sẽ giải ngân hết số vốn kế hoạch được giao.

Báo cáo thêm về tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn vay nước ngoài tại tỉnh Bắc Kạn, đại diện UBND tỉnh Bắc Kạn cho hay, năm 2023, tỉnh được giao 264,842 tỷ đồng vốn ODA để thực hiện 07 dự án ODA. Đến nay, đã phân bổ được khoảng 255,5 tỷ đồng, đạt khoảng 96,5%. Tỷ lệ giải ngân cơ bản đạt tiến độ khá tốt so với mọi năm. Tuy nhiên, tỉnh cũng gặp một số vướng mắc trong giải ngân nguồn vốn này, trong đó có vướng mắc liên quan đến thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; tiến độ giải phóng mặt bằng. UBND tỉnh Bắc Kạn đề nghị Bộ Tài chính cùng các cấp có thẩm quyền tiếp tục đơn giản hóa thủ tục tiến hành rút vốn nước ngoài để thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn; xem xét bổ sung nguồn vốn ODA cấp phát cho tỉnh là hơn 84 tỷ đồng để tỉnh đủ cơ sở giao chi tiết vốn ODA vay lại nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hoàn thành đảm bảo kế hoạch.

Trung ương tiếp tục đồng hành, sẵn sàng tháo gỡ vướng mắc

Phát biểu kết luận Hội nghị, Cục trưởng Cục QLN Trương Hùng Long cho biết, sẽ tiếp thu các ý kiến tham luận tại Hội nghị. Đối với các vấn đề vượt quá thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ sẽ tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, có giải pháp xử lý. Để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân năm 2023, đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh cần có các giải pháp đồng bộ và quyết liệt của toàn hệ thống chính trị, của Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương.

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục QLN kết luận Hội nghị

Để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2023, Bộ Tài chính đế nghị Bộ Xây dựng cần nghiên cứu, đề xuất giải pháp để xử lý các vướng mắc trong công tác thẩm định thiết kế để đảm bảo tiến độ thẩm định thiết kế của các dự án. Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất giải pháp để xử lý các vướng mắc trong lĩnh vực y tế để tháo gỡ khó khăn liên quan đến công tác đưa thiết bị y tế vào lưu hành, sử dụng.

Về phía Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục QLN Trương Hùng Long cho biết, sẽ đảm bảo thời gian xử lý đơn rút vốn đúng quy định; tổ chức các đoàn trực tiếp làm việc, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, trong đó tập trung các dự án lớn, các địa phương được giao nhiều kế hoạch vốn. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục trao đổi với các nhà tài trợ nhằm tháo gỡ các vướng mắc về phía nhà tài trợ (rút ngắn thời gian và đơn giản hóa thủ tục cho ý kiến không phản đối, cải thiện công tác kiểm đếm đối với các dự án giải ngân theo kết quả, , rút ngắn thời gian xử lý đơn rút vốn).

Bộ Tài chính đề nghị các địa phương cần tiến hành rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn, có văn bản đề xuất cắt, giảm, điều chuyển vốn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước 1/9/2022 để phối hợp thực hiện.

Đối với chương trình/dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các địa phương cần báo cáo và phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh đầu tư, phối hợp với Bộ Tài chính để điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký (nếu có).

Đối với các dự án có vướng mắc trong công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai dự án, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương, Ban quản lý dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án; hoàn thiện các thiết kế kỹ thuật, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc đấu thầu. Các Ban quản lý dự án trung ương của các dự án Ô do các Bộ ngành làm cơ quan chủ quản cần có hướng dẫn, tập huấn về nghiệp vụ, năng lực cho các ban quản lý dự án địa phương để đảm bảo dự án được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

 

Để đảm bảo mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2023 trên 95% kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023, ngay từ đầu năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo toàn ngành tài chính thực hiện đồng bộ các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong đó bao gồm cả vốn vay nước ngoài.

Bộ Tài chính đã có công văn gửi các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị chỉ đạo các chủ dự án trực thuộc khẩn trương phân bổ, nhập dự toán Tabmis, rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn vay nước ngoài thuộc kế hoạch vốn 2023. Đồng thời, Bộ Tài chính đã phối hợp, tổ chức các đoàn làm việc với 2 Bộ và 8 địa phương có số kế hoạch vốn nước ngoài được giao lớn trong tháng 2, tháng 3 và tháng 4 để xử lý các vướng mắc về thủ tục giải ngân, thanh toán, các vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án;

 

Bộ Tài chính (HP)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Công khai ngân sách
dịch vụ công trục tuyến
Facebook_Tayninh
Zalo Tây Ninh
TRA CỨU HỒ SƠ

01/2025/TT-BNV

Thông tư của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

01/2025/TT-BTC

Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng chợ

03/NQ-CP

Nghị quyết về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

97/2024/TT-BTC

Thông tư Bãi bỏ Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005; bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 và Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

168/2024/NĐ-CP

Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Bộ tài chính
văn phòng chính phủ người dân
văn phòng chính phủ doanh nghiệp
cong khai minh bach
gop y du thao
CÔNG TÁC ĐẢNG
ĐOÀN THANH NIÊN
Công đoàn
CỰU CHIẾN BINH
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
cải cách thủ tục hành chính
đường dây nóng
csdl quốc gia
công báo tây ninh
công báo chính phủ
hộp thư điện tử
hỏi đáp
quản lý đầu tư
thanh tra tài chính
tuyên truyền giáo dục pháp luật
thống kê tài chính
tài liệu đk giá
hướng dẫn đăng ký QHNS trực tuyến
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay1,803
  • Tháng hiện tại50,871
  • Tổng lượt truy cập5,284,500
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây