Chuyên đề: Xây dựng ý thức pháp luật của thanh niên Việt Nam

Thứ năm - 16/06/2016 22:00 186 0

Như chúng ta đã biết, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo thiết lập trật tự một xã hội an toàn văn minh và tốt đẹp, đảm bảo cho mọi hoạt động đời sống người dân. Để phát huy được hiệu quả của pháp luật thì ý thức pháp luật của người dân chính là nhân tố quan trọng hàng đầu. Nước ta là một nước dân số trẻ nên phần đông dân số là đối tượng thanh niên có vị trí vai trò rất quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Trong thời đại mới, thanh niên chúng ta "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" đã trở thành những hình mẫu tiêu biểu của đất nước.

I. Thực trạng ý thức pháp luật của thanh niên hiện nay:

Theo một khảo sát mới nhất hiện nay của báo Tuổi trẻ thì trong 100 bạn trẻ, chỉ có 20 người cho rằng "hiểu biết luật là điều cần thiết nên phải chủ động tìm hiểu để áp dụng vào cuộc sống". Số đông còn lại chỉ tìm đến luật khi "có chuyện cần" hoặc "liên quan đến công việc". Đa số đều có một cách hiểu chung là các văn bản luật thường khô khan, rối rắm nên nếu không liên quan trực tiếp thì sẽ không chủ động tìm hiểu làm gì cho nặng đầu. Đó là một kết quả đáng chú ý với các bạn trẻ trong độ tuổi từ 20 đến 30 thuộc nhiều ngành nghề khác nhau về cách thức tiếp cận, việc cập nhật những quy định và thực tế áp dụng luật vào cuộc sống. Từ đó dẫn đến thái độ coi thường pháp luật của thanh niên tạo ra những hành vi trái với quy định của pháp luật.

Theo số liệu thống kê trong báo Tiền phong online, số đối tượng vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh niên luôn chiếm trên 70%. Ý thức pháp luật không có thì dẫn đến giết người cướp tài sản, sử dụng các chất kích thích như ma túy,… tạo nên các thành phần tiêu cực trong xã hội. Ý thức pháp luật kém thì xảy ra hiện tượng "lách luật", điển hình "lách luật" xảy ra rất nhiều trong hoạt động giao thông hiện nay.

 Có thể thấy rõ tình trạng một số bạn trẻ tham gia giao thông trên đường bằng xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đang trong tình trạng say xỉn khi nhìn thấy cảnh sát giao thông từ xa sẽ đi vào đường tránh khác để không bị bắt khi biết mình đã vi phạm. Ngoài ra ý thức pháp luật kém cũng dẫn đến các hành vi ứng xử thiếu văn minh lịch sự trong xã hội, như trong các dịp Tết nguyên đán những năm vừa qua thay vì đầu năm là dịp mọi người trẩy hội du xuân, thăm thú đền chùa, tham gia các hoạt động văn hóa, hội xuân thì tại nhiều lễ hội, đình chùa đã xảy ra những cảnh tượng mọi người chen lấn, giẫm đạp lên nhau làm mất đi vẻ đẹp và sự linh thiêng vốn có. Thực tế nhiều hình ảnh không đẹp đã xảy ra tại lễ hội cướp phết ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc) khi hàng trăm thanh niên dùng cả gậy gộc lẫn cú đấm để tranh nhau cướp phết hay tại Lễ hội đền Gióng trở thành "lễ đập nhau" khi hàng chục thanh niên cầm gậy gộc lao vào đánh nhau.

Hoặc như vụ việc xảy ra vào giữa tháng 11/2015, ngay trong thời điểm các tỉnh miền Trung đang xuất hiện hiện tượng rắn lục đuôi đỏ cắn người khiến người dân hoang mang, lo lắng thì Võ Quốc Anh (20 tuổi, ở thị trấn Ô Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) chủ nhân của facebook Yamaha đã đăng tải hình ảnh kèm theo dòng tin bắt được người mang theo 30kg rắn lục đuôi đỏ đi thả tại huyện Trà Mi, tỉnh Quảng Ngãi. Ngay sau khi thông tin được đăng tải, đã có hàng ngàn lượt chia sẻ thông tin này. Tuy nhiên, cho đến khi bị cơ quan Công an "sờ gáy" vì hành vi tung tin đồn thất thiệt, Võ Quốc Anh vẫn chưa ý thức được việc làm sai trái của mình. Nam thanh niên này đã ngây thơ cho rằng, việc phao tin nhảm như trên chỉ là để "cho vui" chứ không lường hết được hậu quả nghiêm trọng. Với hành vi trên, Võ Quốc Anh đã bị Công an Quảng Ngãi phạt 20 triệu đồng. Mặc dù pháp luật đã quy định rõ, việc tung tin đồn thất thiệt, có nội dung sai sự thật trong đời thực cũng như trên mạng xã hội đều là hành vi vi phạm pháp luật. Do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của một bộ phận giới trẻ còn hạn chế nên hành vi tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội thời gian gần đây không những không suy giảm mà còn có chiều hướng tiếp tục gia tăng. Và điều đáng tiếc là chỉ đến khi bị cơ quan chức năng "sờ gáy", người tung tin đồn thất thiệt mới nhận thức được hành vi của mình là vi phạm. Rất nhiều sự việc tương tự tưởng chừng đơn giản nhưng đa phần đều không ý thức được những việc mình làm có liên quan đến pháp luật.

Điều đó cho thấy ý thức pháp luật của thanh niên hiện nay vẫn còn thấp, họ không biết áp dụng luật vào bất kỳ hoàn cảnh nào để bảo vệ bản thân và cuộc sống cũng như xây dựng cho mình lối sống lành mạnh. Vậy nguyên nhân dẫn đến thực trạng như trên xuất phát từ đâu?

II. Nguyên nhân dẫn đến ý thức pháp luật kém của thanh niên hiện nay:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ý thức pháp luật của thanh niên kém. Nguyên nhân chủ quan là do các bạn trẻ chưa thấy hậu quả thực sự của việc thiếu hiểu biết pháp luật. Nguyên nhân khách quan là do công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng thanh niên, thiếu niên thật sự chưa được coi trọng, chủ yếu tổ chức theo các đợt cao điểm. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, thiếu niên còn tản mạn, quy mô nhỏ, chủ yếu lồng ghép với các hoạt động xã hội hoặc lồng ghép với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các ngành liên quan chưa chặt chẽ; mức đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đầu tư chiều sâu cho công tác này để làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên.

Nhiều bạn trẻ cho rằng họ gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin luật pháp cũng như những thay đổi luật gần đây. Khó khăn đầu tiên đó là các văn bản luật quá khó hiểu và cần có người hướng dẫn. Khó khăn thứ hai là sự thay đổi liên tục các quy định, bổ sung về luật cũng gây khó khăn trong việc áp dụng vào cuộc sống thực tế của từng cá nhân. Và cuối cùng là khó khăn trong việc tìm các kênh tiếp cận văn bản luật.

Như vậy có thể thấy rằng, trong đời sống hiện nay, để nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật của thanh niên thì các cơ quan có chức năng thẩm quyền cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết những mặt tiêu cực nêu trên.

III. Nhận thức của đoàn viên thanh niên thời kỳ mới trong việc xây dựng ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên:

Đoàn viên thanh niên thời kỳ mới luôn đề cao việc trao dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện tác phong đạo đức, lề lối làm việc của người thanh niên trong thời kỳ mới, có lối sống trong sáng, giản dị, lành mạnh. Đa số cán bộ công chức trẻ đều quan tâm nhiều đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương; tham gia vào các hoạt động cộng đồng, có ý chí quyết tâm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội; có tinh thần đấu tranh phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù; luôn thể hiện sự nhiệt huyết, hăng hái thực hiện công cuộc đổi mới; quan tâm, giúp đỡ thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống; chủ động đấu tranh loại bỏ những tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu đang tồn tại trong cộng đồng.

Tại Chi đoàn Sở Tài chính, trong những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong đoàn viên thanh niên được thường xuyên quan tâm. Đoàn viên thanh niên tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, góp ý dự thảo Luật và có ý thức cao trong công tác tổ chức tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp năm 2013, Luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Giao thông đường bộ, tài liệu tuyên truyền về An toàn giao thông đường bộ hàng quý… Từ đó, Đoàn viên thanh niên sự am hiểu về pháp luật, vững vàng về tư tưởng cũng như bản lĩnh chính trị, góp phần cùng cộng đồng và xã hội thực hiện tốt phương châm "Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật".

 Tuy nhiên, công tác tuyên truyền tại Chi đoàn vẫn còn một số hạn chế như: Chưa có nhiều sân chơi cho đoàn viên thanh niên; Chưa xây dựng được các mô hình mới có hiệu quả, thu hút hơn; Chưa vận động sự hỗ trợ và liên kết với Đoàn cấp trên và các Chi đoàn trong khối, cụm, địa phương.

Thời gian tới, cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các đoàn thể tại cơ quan, Ban Chấp hành Chi đoàn sẽ quan tâm và có những giải pháp mới trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho đoàn viên thanh niên tại Chi đoàn, góp phần trong việc đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng lớp thanh niên có lý tưởng cách mạng, giàu về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, phong phú về tâm hồn, lành mạnh về lối sống, cường tráng về thể chất và am hiểu về pháp luật.

IV. Đề xuất giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên:

Một là, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Đổi mới phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật,  triển khai trên diện rộng những hình thức mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế như mạng internet, xây dựng Chuyên mục phổ biến pháp luật trên Cổng thông tin điện tử tại cơ quan, đơn vị. Từ đó, tạo tính tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu, nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau như hình thức sân khấu hóa, áp dụng các phương thức hiện đại trong việc tuyền tải thông tin, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến các văn bản Luật mới ban hành....Qua đó, hình thành ý thức tự giác, thói quen học tập nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, sống học tập và làm việc theo pháp luật trong cán bộ công chức, đoàn viên thanh niên.

Hai là, đổi mới nội dung phổ biến giáo dục pháp luật. Chú trọng biên soạn các tài liệu pháp luật phổ thông ngắn gọn, dễ hiểu, phát động phong trào đọc sách pháp luật trong thanh thiếu niên; gắn với quyền, nghĩa vụ, học tập, công việc và địa bàn cư trú; xây dựng tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật thanh niên; tổ chức các cuộc thi thanh niên với pháp luật; ký cam kết không vi phạm pháp luật.

Ba là, xây dựng kế hoạch phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa công tác chuyên môn và công tác đoàn thể (như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh....) trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức; lồng ghép các hoạt động nhằm phổ biến kiến thức pháp luật cho cán bộ công chức, người lao động.

 

Bốn là, xây dựng các tiêu chí đánh giá biểu dương thành tích. Kịp thời phát hiện, để cử biểu dương khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng và có lối sống tích cực, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật tại cơ quan, đơn vị và địa phương.

Năm là, lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng sao cho  có hiệu quả.

Đối với thanh niên đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, cần tăng cường tính gương mẫu và trách nhiệm đặc biệt là đoàn viên thanh niên, Đảng viên trong việc thi hành pháp luật để mọi tầng lớp quần chúng noi theo.

Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên, nhà trường nên tăng cường việc giảng dạy pháp luật với nội dung phù hợp, xây dựng câu lạc bộ pháp luật ở các trường học, in ấn các loại tài liệu, văn bản pháp luật và phát cho thanh thiếu niên.

Đối với nhóm thanh niên, thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật nên áp dụng các hình thức tư vấn, giúp đỡ trực tiếp tại gia đình; giáo dục, ký cam kết tại địa phương. Đồng thời, xây dựng các câu lạc bộ, tạo điều kiện cho thanh niên từng có hành vi vi phạm pháp luật tham gia, nhằm giáo dục và giúp họ hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là các bộ luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.

Sáu là, tăng cường công tác giám sát. Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật để kịp thời phát hiện và khắc phục những khiếm khuyết, yếu kém, xử lí những chủ thể cố ý áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp với mục đích đặt ra; Thường xuyên rà soát, tổng kết và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

IV. Kết luận:

Như vậy, có thể thấy ý thức pháp luật của thanh niên hiện nay đang là vấn đề quan trọng và cơ bản nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật trong đời sống. Hiện nay, vấn đề ý thức pháp luật của thanh niên vẫn còn nhiều điểm hạn chế vì vậy cần phải sớm thực hiện những biện pháp cụ thể để nâng cao ý thức của thanh niên. Từ chỗ có hiểu biết toàn diện về pháp luật kết hợp với thái độ đúng đắn đối với pháp luật mới có thể giúp cho thanh niên thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc và tự nguyện, xứng đáng là đội ngũ tiên phong đi đầu trong việc thực hiện pháp luật. Đồng thời,  phát huy hiệu quả thế mạnh và tiềm năng to lớn của thanh niên ra sức phấn đấu hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng quê hương Tây Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ. 

                               

                                                                                                                                Chi đoàn Sở Tài chính

  Ý kiến bạn đọc

Công khai ngân sách
dịch vụ công trục tuyến
Facebook_Tayninh
Zalo Tây Ninh
TRA CỨU HỒ SƠ

74/2024/TT-BTC

Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

58/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị tỉnh Tây Ninh

1913/QĐ-UBND

Quyết định về việc công bố danh mục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành tài chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

69/2024/TT-BTC

Thông tư quy định Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia

32/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu tỉnh Tây Ninh

Bộ tài chính
văn phòng chính phủ người dân
văn phòng chính phủ doanh nghiệp
cong khai minh bach
gop y du thao
CÔNG TÁC ĐẢNG
ĐOÀN THANH NIÊN
Công đoàn
CỰU CHIẾN BINH
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
cải cách thủ tục hành chính
đường dây nóng
csdl quốc gia
công báo tây ninh
công báo chính phủ
hộp thư điện tử
hỏi đáp
quản lý đầu tư
thanh tra tài chính
tuyên truyền giáo dục pháp luật
thống kê tài chính
tài liệu đk giá
hướng dẫn đăng ký QHNS trực tuyến
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập99
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay844
  • Tháng hiện tại48,049
  • Tổng lượt truy cập5,110,049
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây