Tình hình giá cả thị trường, công tác quản lý giá 3 tháng đầu năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024

Thứ năm - 04/04/2024 20:23 533 0
Tình hình giá cả thị trường, công tác quản lý giá 3 tháng đầu năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024

A. Tình hình giá cả thị trường và công tác quản lý giá 3 tháng đầu năm 2024

I. Tình hình chung:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 3 tháng đầu năm 2024 tăng 4,98% so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể:

9 nhóm tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 9,44%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,52%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%; Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 5,86%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,62%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%; Giáo dục tăng 0,64%;; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,73%giao thông tăng 1,44%.

01 nhóm giảm: Văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,13%;

01 nhóm không thay đổi lớn: Bưu chính viễn thông.

(Theo số liệu Cục Thống kê)

II. Diễn biến cụ thể một số mặt hàng chính:

1. Lương thực:

Nhóm này tăng chủ yếu là do giá gạo tăng từ 2,04% đến 8,59% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu xuất khẩu gạo tăng từ nữa cuối năm trước và giữ mức giá gần như ổn định cho đến hiện nay. Hiện tại mức giá có giảm nhưng không đáng kể vì nhu cầu lương thực toàn cầu vẫn còn cao.

2. Thực phẩm:

Giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm 3 tháng đầu năm 2024, nhìn chung có biến động tăng, giảm ở một số mặt hàng so với kỳ trước do ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh tăng, giảm giá xăng, dầu cùng với một số yếu tố ảnh hưởng khác đã làm cho giá cả hàng hóa có nhiều biến động.

3. Nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng:

Giá nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng: Dầu ăn trong 3 tháng đầu năm 2024 giảm 11,46%, đường tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng muối có giá không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Các loại nước giải khát có gas trong 3 tháng đầu năm 2024 tăng giá đối với mặt hàng nước giải khát có ga, bia rượu có xu hướng giảm hoặc tăng nhẹ ở một số mặt hàng bia rượu so với cùng kỳ năm trước.

4. Nhóm vật tư nông nghiệp, chất đốt và vật liệu xây dựng

a) Nhóm vật tư nông nghiệp:

Từ cuối năm 2023, một số mặt hàng vật tư nông nghiệp có điều chỉnh theo dõi giá các đối tượng nên so sánh tỷ lệ tăng giảm so với cùng kỳ năm trước sẽ không phù hợp. Nhìn chung, nhóm vật tư nông nghiệp không có sự biến động lớn. Phân đạm ure tiếp tục giảm 12,53%, phân NPK tăng 7,17% so với cùng kỳ năm trước

 b) Chất đốt:

Trong 3 tháng đầu năm 2024, giá gas đun giảm 2,44% so với cùng kỳ năm trước, tức giảm 11.000 đồng/ bình, nhưng mức giá gas đun vẫn cao so với thu nhập trung bình của người dân.

c) Vật liệu xây dựng:

Trong 3 tháng đầu năm 2024, giá thép xây dựng giảm 10,82% và xi măng tăng 0,55% so với cùng kỳ năm trước; giá cát xây, cát vàng và cát đen đổ nền tăng trên 5,26%, gạch xây tăng 15,41% so với cùng kỳ năm trước. Riêng ống nhựa có giá tương đối ổn định so với cùng kỳ năm trước.

5. Giá vàng và Đô la Mỹ:

Giá vàng 99,9% (vàng trang sức) và tỷ giá hạch toán đồng Việt Nam với đô la Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2024 thay đổi liên tục theo giá thế giới. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá vàng tăng 20,06%, đồng đô la Mỹ tăng 4,61%.

(Phụ lục kèm theo)

III. Tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý giá 3 tháng đầu năm 2024:

- Phối hợp sở, ngành: Sở Xây dựng thông báo giá vật liệu xây dựng tháng 1 và 2.

- Đã thực hiện báo cáo về tình hình giá cả thị trường tháng 1,2 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh gửi về Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.

- Đã thực hiện hiện báo cáo về tình hình giá cả thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 theo chỉ đạo tại Chỉ thị 01/CT-BTC ngày 09/01/2024 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, gửi về Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.

- Tiếp nhận hồ sơ kê khai giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Sở Tài chính phối hợp với Sở Công thương và các sở ngành liên quan kiểm tra tình hình dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

-  Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan thực hiện kiểm tra giá hàng hóa, dịch vụ trông giữ xe dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

- Theo sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường, nhất là đối với nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa thiết yếu là đầu vào cho sản xuất, vật tư y tế, sản phẩm nông nghiệp; giá cước vận tải… để kịp thời có các giải pháp bình ổn giá thị trường phù hợp, tránh trường hợp lợi dụng tình hình Tết Nguyên Đán gây mất ổn định thị trường.

- Ủy ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 08/01/2024 công bố danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thuộc đối tượng thực hiện kê khai giá đối với các mặt hàng: Vật liệu san lấp, đá, cát xây dựng.

- Thực hiện khảo sát giá chào mua lương thực dự trữ quốc gia theo Công văn số 323/QLG-NLTS ngày 01/3/2024 của Cục quản lý giá, đã báo cáo Bộ Tài chính.

Nhìn chung, tình hình hàng hóa trên thị trường cơ bản ổn định; nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, chưa phát hiện hiện tượng đầu cơ, găm hàng hay tăng giá bất hợp lý giá cả một số mặt hàng.

B. Phương hướng, nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024:

Thực hiện báo cáo về tình hình giá cả thị trường (tháng, quý) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh gửi về Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.

Tiếp nhận hồ sơ kê khai giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Đối với doanh nghiệp: hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, phân phối, cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Theo sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường, nhất là đối với nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa thiết yếu là đầu vào cho sản xuất, vật tư y tế phòng dịch, sản phẩm nông nghiệp; giá cước vận tải… để kịp thời có các giải pháp bình ổn giá thị trường phù hợp.

Tập trung kiểm soát tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cơ sở kinh doanh những mặt hàng thiết yếu (kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá), tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức.

Chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, nắm bắt tình hình giá cả thị trường, kịp thời triển khai các biện pháp bình ổn giá thị trường, đảm bảo đủ nguồn hàng cho người tiêu dung, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và biến động lớn về giá cả.

C. Dự báo tình hình giá thị trường trên địa bàn tỉnh 9 tháng cuối năm 2024:

Tình hình giá cả thị trường trong tháng 9 cuối năm 2024, nền kinh tế các nước đang gặp khó khăn, giá xăng, dầu, khí đốt tăng giảm hàng tuần, đời sống kinh tế của người dân đang gặp khó khăn (bị sa thải, thất nghiệp do nhiều nhà máy ngừng hoạt động do thiếu đơn đặt hàng,..) nên giá thị trường trong nước sẽ có nhiều biến động (tăng giảm bất thường), nên cần theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và thế giới.


Tập tin đính kèm

1. Báo cáo số 76/BC-STC ngày 04/4/2024 của Sở Tài chính

2. Phụ lục kèm theo Báo cáo.

P. QLG&CS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Công khai ngân sách
dịch vụ công trục tuyến
Facebook_Tayninh
Zalo Tây Ninh
Bộ tài chính
văn phòng chính phủ người dân
văn phòng chính phủ doanh nghiệp
cong khai minh bach
gop y du thao
CÔNG TÁC ĐẢNG
ĐOÀN THANH NIÊN
Công đoàn
CỰU CHIẾN BINH
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
cải cách thủ tục hành chính
đường dây nóng
csdl quốc gia
công báo tây ninh
công báo chính phủ
hộp thư điện tử
hỏi đáp
quản lý đầu tư
thanh tra tài chính
tuyên truyền giáo dục pháp luật
thống kê tài chính
tài liệu đk giá
hướng dẫn đăng ký QHNS trực tuyến
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,194
  • Tháng hiện tại69,649
  • Tổng lượt truy cập4,967,054
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây