Gắn kết nguồn lực tài chính trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm cấp huyện (thành phố)

Thứ tư - 19/08/2015 17:25 56 0

Gắn kết nguồn lực tài chính trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm cấp huyện (thành phố)

          Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội (KTXH) của mọi quốc gia kể cả các nước phát triển luôn phải đối mặt với tình trạng nhu cầu vô hạn và nguồn lực có hạn. Ở những nước nghèo, địa phương nghèo như tỉnh Tây Ninh, thành phố Tây Ninh thì vấn đề này càng bức xúc hơn. Vì vậy làm thế nào để các nguồn lực có hạn đó được huy động, sử dụng một cách hiệu quả nhất, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH luôn là mối quan tâm lớn nhất của lãnh đạo của các cơ quan chính quyền.

 

          Các nguồn lực cho phát triển KTXH của địa phương bao gồm nguồn nhân lực, vật lực và tài lực: nguồn nhân lực ( nguồn lực của con người) không chỉ là nguồn lao động của địa phương, mà còn bao gồm khả năng, sức khỏe, tri thức và kinh nghiệm của người dân trong cộng đồng. Nguồn nhân lực của địa phương còn được thể hiện qua các nguồn vốn xã hội, bao gồm các mối quan hệ xã hội, các tổ chức và mạng lưới mà qua đó tạo ra khả năng, cơ hội phục vụ cho việc phát triển KTXH của địa phương. Nguồn vật lực ( nguồn lực vật chất) bao gồm các nguồn lực tự nhiên như đất đai, khoáng sản, không khí, gió, thời tiết… và cơ sở hạ tầng như đường xá, trường học, bệnh viện và các cơ sở sản xuất…Nguồn tài lực ( nguồn lực tài chính) là tổng số tiền có thể được sử dụng để thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH.

 

          Các nguồn lực nói trên đều có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KTXH của địa phương. Nguồn tài lực tạo nền móng cho sự phát triển. Nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng để biến những tiềm năng vật chất thành hiện thực. Nguồn lực tài chính là yếu tố gắn kết và phát huy hiệu quả các nguồn lực khác. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu KTXH của mình chính quyền địa phương phải có cách nhìn tổng thể trong việc huy động và sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực này.

 

          Nguồn lực tài chính phục vụ cho phát triển KTXH gồm có nguồn ngân sách nhà nước và nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

 

          Nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách xã, ngân sách huyện và ngân sách cấp trên ( ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương)

 

          - Nguồn ngân sách Thành phố bao gồm: các khoản thu NS được hưởng 100%;  các khoản thu phân chia (theo tỷ lệ %) với ngân sách cấp tỉnh và  các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh  (thu bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu)

 

          - Nguồn ngân sách cấp trên bao gồm các khoản đầu tư cho từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, thông qua các chương trình, dự án trên địa bàn. Chẳn hạn, từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình nông thôn mới...

 

           Ngoài nguồn NSNN bao gồm các nguồn lực tài chính (NLTC) mà địa phương có thể huy động được từ các dự án tài trợ, nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng; nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; nguồn tài trợ từ các tổ chức bảo hiểm; nguồn đóng góp của dân hay các nguồn hỗ trợ khác...

 

          Việc nhìn nhận đầy đủ các loại NLTC cho phép chính quyền  có được bức tranh tổng thể về nguồn lực. Nó không những chỉ ra khả năng huy động các nguồn lực trên địa bàn, mà còn giúp chính quyền có KH lồng ghép, sử dụng nguồn lực đó một cách chủ động và hiệu quả nhất cho các mục tiêu phát triển KTXH của địa phương.

 

          Việc gắn kết NLTC trong lập kế hoạch KTXH được biểu hiện là việc xác định, tính toán tổng thể các loại NLTC (nguồn trong và ngoài ngân sách) để lồng ghép, phối hợp các loại nguồn lực này và ưu tiên phân bố nhằm thực hiện được mục tiêu ưu tiên của kế hoạch ( KH)

 

          Như vậy, gắn kết NLTC trong lập KH sẽ giúp cho KH của Thành phố có tính khả thi cao vì các giải pháp, hoạt động có nguồn kinh phí đảm bảo. Mặt khác các nguồn lực được sử dụng một cách tập trung, có trọng điểm và theo hướng ưu tiên sẽ tránh sự đầu tư dàn trải và nguồn tài chính sẽ được sử dụng một cách phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu phát triển của Thành phố, ngoài ra, gắn NLTC với thực hiện mục tiêu KH là cách giúp nhà quản lý giải trình được kết quả của việc chi tiêu.

 

           Để gắn kết NLTC trong lập KH Phát triển KTXH, cần thực hiện một số yêu cầu như:

 

           - Xác định nhu cầu NLTC phải xuất phát từ KH phát triển KTXH: nhu cầu NLTC phải được tổng hợp từ đề xuất của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, các xã, phường trên địa bàn. Các đề xuất nhu cầu về NLTC phải nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế đã được cộng đồng và các bên liên quan phân tích, xác định và cần thể hiện rõ mức độ ưu tiên. Sẽ không tổng hợp vào nhu cầu NLTC đối với những đề xuất không dựa vào các cơ sở nói trên

 

           - Xác định khả năng NLTC cho mỗi nhu cầu chi tiêu: việc đề xuất nhu cầu NLTC cần gắn với việc xác định khả năng về nguồn lực (nguồn kinh phí) đảm bảo thực hiện nhu cầu đó. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, cần tính toán khả năng huy động các nguồn ngoài ngân sách khác. Khi xác định khả năng NLTC, cần chú ý gắn trách nhiệm của cộng đồng, phát huy tinh thần tự lực, tự cường nhằm khai thác các nguồn nội lực (thông qua cam kết đóng góp của doanh nghiệp và người dân) để giải quyết vấn đề. Tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại của nguồn hỗ trợ của cấp trên và bên ngoà

 

           - Cân đối và phân bố NLTC theo thứ tự ưu tiên: dựa vào thứ tự ưu tiên của các mục tiêu, giải pháp/hoạt động đã được xác định trong từng lĩnh vực, NLTC phải được phân bố để thực hiện đúng những ưu tiên đó (giải pháp ưu tiên cao sẽ được phân bổ kinh phí trước, nếu còn nguồn kinh phí mới phân bổ cho các giải pháp có thứ hạng ưu tiên thấp hơn). Trong trường hợp thiếu hụt NLTC, các công trình, hoạt động chưa được bố trí kinh phí năm KH sẽ được đưa vào danh mục ưu tiên của các năm sau. Ngoài ra, đề đảm bảo tiền có thể chảy đến những nơi cần đến và đáng được “ưu tiên” nhất, việc phân bổ NLTC phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định trong ưu tiên phân bổ đó là:

 

           Ưu tiên cho các nhu cầu chi cam kết trước, sau đó mới đến các đề xuất mới. Nhu cầu chi kết là nhu cầu về NLTC để thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ, quyết định...của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thực hiện trong năm KH. Nhu cầu chi cho các đề xuất mới là nhu cầu NLTC để thực hiện các chính sách và hoạt động của UBND  và các bên liên quan đề xuất nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền quyết định. Việc thực hiện nguyên tắc này tránh đầu tư dàn trải và xác định trách nhiệm giải trình của người ra quyết định chính sách/hoạt động, khắc phục tình trạng ra quyết định không dựa trên cơ sở NLTC vững chắc

 

           Ưu tiên cho các công trính/hoạt động có thể tận dụng được các cơ hội và lồng ghép được có nguồn tài chính.

 

           Ưu tiên cho các công trình, hoạt động có phạm vi hưởng lợi lớn hoặc mang lại lợi ích lớn cho người nghèo.

 

           Tuy nhiên, trong những điều kiện cụ thể, các nguyên tắc trên có thể được vận dụng linh hoạt cho phù hợp.

 

           Điều kiện quan trọng nhất để việc thực hiện gắn kết NLTC trong lập KH KTXH có thể thực hiện được là có thông tin một cách đầy đủ và kịp thời từ các bên liên quan. Phòng TCKH Thành phố cung cấp thông tin về khả năng NLTC làm cơ sở để cân đối các nguồn lực. Các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị trên địa bàn và các xã, phường cần cung cấp thông tin về nhu cầu NLTC cũng như khả năng có thể cam kết huy động được.

 

           Vì vậy, huy động sự tham gia của các bên liên quan là chìa khóa cho sự gắn kết NLTC với KH KTXH thành công./.

 

                                        Phòng Tài chính Kế hoạch Thành phố Tây Ninh

                                                                  Vương Anh Tuấn

  Ý kiến bạn đọc

Công khai ngân sách
dịch vụ công trục tuyến
Facebook_Tayninh
Zalo Tây Ninh
TRA CỨU HỒ SƠ

2422/QĐ-UBND

Quyết định công bố thủ tục hành chính nội bộ trong tỉnh Tây Ninh

202/NQ-HĐND

Nghị quyết về phân bổ ngân sách địa phương năm 2025

96/2024/NQ-HĐND

Nghị quyết bãi bỏ toàn bộ các Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023

208/NQ-HĐND

Nghị quyết thông qua Đề án đẩy mạnh phân cấp trong Quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030

197/NQ-HĐND

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Bộ tài chính
văn phòng chính phủ người dân
văn phòng chính phủ doanh nghiệp
cong khai minh bach
gop y du thao
CÔNG TÁC ĐẢNG
ĐOÀN THANH NIÊN
Công đoàn
CỰU CHIẾN BINH
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
cải cách thủ tục hành chính
đường dây nóng
csdl quốc gia
công báo tây ninh
công báo chính phủ
hộp thư điện tử
hỏi đáp
quản lý đầu tư
thanh tra tài chính
tuyên truyền giáo dục pháp luật
thống kê tài chính
tài liệu đk giá
hướng dẫn đăng ký QHNS trực tuyến
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay64
  • Tháng hiện tại55,923
  • Tổng lượt truy cập5,206,053
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây