Ngành Tài chính thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới nền tài chính thông minh

Thứ năm - 20/10/2022 13:43 1.358 0
Với vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số, ngành Tài chính đang tiên phong chủ động triển khai lộ trình chuyển đổi số, trong đó đặt ra các mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025 xây dựng tài chính điện tử, tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở. Tới năm 2030, phấn đấu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh.

anh.png

Hiện nay, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và là xu thế tất yếu trên thế giới, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Đặc biệt, dưới tác động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và doanh nghiệp.

Đại hội XIII của Đảng đề cao ý chí, khát vọng phát triển đất nước, để đến năm 2025 đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, trong đó, chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một trong những biểu hiện cụ thể thể hiện ý chí, khát vọng phát triển đất nước.  

Với vai trò mạch máu của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác.

Phát biểu tại Diễn đàn trực tuyến “Tài chính Số 2021” do Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức chiều ngày 9/9/2021, TS. Nguyễn Việt Hùng - Phó cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính là một trong những bộ, ngành đã tiên phong chủ động triển khai lộ trình chuyển đổi số. “Năm 2018 chúng tôi xây dựng Kiến trúc chính phủ điện tử của Bộ Tài chính, năm 2020 đổi thành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số mục tiêu sẽ thiết lập xong hệ sinh thái tài chính số trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo kết nối với các đơn vị thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu nền tảng số hóa”, TS. Nguyễn Việt Hùng cho biết.

TS. Nguyễn Việt Hùng cho rằng, để đạt được mục tiêu này, hệ sinh thái tài chính số phải có năng lực xây dựng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu tài chính ngân sách công cho nhiều đối tượng theo pháp luật, được tiếp cận nhanh chóng dựa trên môi trường mạng. Những dữ liệu tài chính ngân sách là nguyên liệu cho người dân, doanh nghiệp khai thác để sinh ra những dịch vụ số phù hợp mô hình kinh doanh, nhu cầu của doanh nghiệp, cá nhân nhanh nhất, qua đó tối ưu hóa kế hoạch kinh doanh. Những người làm công tác chuyển đổi số của Bộ Tài chính thường xuyên nghiên cứu, bám sát thực tiễn, tham mưu cho lãnh đạo Bộ để ra văn bản thúc đẩy quá trình này, thúc đẩy Chính phủ số, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.

“Năm 2018, chúng tôi đã sửa đổi Nghị định giao dịch điện tử để hoạt động điện tử ngành Tài chính làm nền tảng cho kinh tế số, Chính phủ số, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá là một nét son của cải cách hành chính năm 2018 và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Chúng tôi kỳ vọng và quyết tâm thực hiện mục tiêu đến năm 2030 sẽ thông qua ngành Tài chính hiện đại vững mạnh, dẫn dắt sự phát triển kinh tế số dựa trên đẩy mạnh giá trị gia tăng của các dịch vụ tài chính, chuyển đổi mô hình kinh tế…”, TS. Nguyễn Việt Hung chia sẻ.

Đánh giá về nỗ lực của ngành Tài chính trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ tài chính, GS.TS. Hoàng Văn Cường – Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân, ĐBQH khóa XV cho rằng, thời gian qua, ngành Tài chính đã ghi nhận những thành công trong hiện đại hóa cải cách hành chính. Đặc biệt, là hai lĩnh vực quản lý thuế và hải quan đã có bước tiến vượt bậc, mang đến những thay đổi căn bản, chuyển từ phương thức quản lý dịch vụ công dựa trên giấy tờ, giao tiếp trực tiếp, chuyển sang phương thức quản lý hiện đại, dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin. Hiệu quả mang lại không chỉ là tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho người dân và doanh nghiệp mà còn cho thấy rõ tính công khai, minh bạch, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, thu hút các nhà đầu tư.

GS.TS. Hoàng Văn Cường cho rằng, doanh nghiệp, người dân cũng thấy rõ lợi ích khi Tổng cục thuế thực hiện chương trình kê khai nộp thuế điện tử, đặc biệt là khi triển khai hệ thống kê khai thuế điện tử này lại kết nối được với hệ thống ngân hàng để thực hiện quá trình giao dịch, nộp tiền, chuyển tiền, thanh toán tiền doanh nghiệp đã giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Các thủ tục đã được thực hiện vô cùng nhanh chóng, giúp cho thời gian hao phí trước đây tính bằng giờ, bằng ngày thì nay tính bằng phút. Trong bối cảnh các hoạt động giao tiếp trực tiếp không thực hiện được do dịch Covid-19 thì phương thức quản lý này đã đi trước một bước so với vấn đề quản lý đặt ra.

GS.TS. Hoàng Văn Cường cho biết, ngành Hải quan cũng có sự thay đổi rất lớn khi mà hiện nay có đến 99% thủ tục thông quan đều đã được thông quan điện tử và gần như các doanh nghiệp đều tiếp nhận ngay phương thức này. Ngân hàng Thế giới đã có đánh giá khách quan khi chỉ ra rằng sự cắt giảm thời gian nhờ thông quan điện tử đã giúp tiết kiệm 200 triệu USD/năm.

Đồng quan điểm nêu trên, TS. Vũ Tiến Lộc – Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ĐBQH khóa XV nhận định, trong các cơ quan nhà nước thì cơ quan tài chính, cụ thể là ngành thuế, hải quan, kho bạc, bảo hiểm đang là cơ quan đi đầu trong xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động của mình trong bối cảnh ngành tài chính tích cực chuyển sang hoạt động trên nền tảng công nghệ số. “Ngành Tài chính vốn đã đi tiên phong trong chuyển đổi thể chế, trong cải cách hành chính, trong cắt bỏ các giấy phép con và bây giờ cũng đang đi đầu trong cuộc cách mạng số trong các cơ quan của Chính phủ Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao nỗ lực này của ngành Tài chính”-ông Vũ Tiến Lộc nói..

Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua của ngành Tài chính, GS.TS. Hoàng Văn Cường bày tỏ tin tưởng rằng ngành Tài chính sẽ thực hiện thành công, từng bước đạt được mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 là thiết lập được nền tài chính điện tử, tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; hoàn thành được mục tiêu là chuyển một số nền tài chính một cách toàn diện đầy đủ vào 2030.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Công khai ngân sách
dịch vụ công trục tuyến
Facebook_Tayninh
Zalo Tây Ninh
TRA CỨU HỒ SƠ

74/2024/TT-BTC

Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

58/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị tỉnh Tây Ninh

1913/QĐ-UBND

Quyết định về việc công bố danh mục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành tài chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

69/2024/TT-BTC

Thông tư quy định Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia

32/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu tỉnh Tây Ninh

Bộ tài chính
văn phòng chính phủ người dân
văn phòng chính phủ doanh nghiệp
cong khai minh bach
gop y du thao
CÔNG TÁC ĐẢNG
ĐOÀN THANH NIÊN
Công đoàn
CỰU CHIẾN BINH
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
cải cách thủ tục hành chính
đường dây nóng
csdl quốc gia
công báo tây ninh
công báo chính phủ
hộp thư điện tử
hỏi đáp
quản lý đầu tư
thanh tra tài chính
tuyên truyền giáo dục pháp luật
thống kê tài chính
tài liệu đk giá
hướng dẫn đăng ký QHNS trực tuyến
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập76
  • Hôm nay1,139
  • Tháng hiện tại48,344
  • Tổng lượt truy cập5,110,344
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây