Công khai số liệu và thuyết minh tình hình ước thực hiện dự toán ngân sách địa phương 9 tháng năm 2022

Thứ năm - 13/10/2022 09:00 227 0

Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, khóa X, kỳ họp thứ 2 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2022 và Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, khóa X, kỳ họp thứ 2 về phân bổ ngân sách địa phương năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 3399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể như sau:

- Dự toán thu ngân sách nhà nước.............................. 10.020 tỷ đồng.

+ Thu nội địa......................................................... 8.720 tỷ đồng.

+ Thu xuất nhập khẩu ..........................................  1.300 tỷ đồng.

- Dự toán thu ngân sách địa phương (NSĐP) .. ...….10.342,2 tỷ đồng.

+ Thu cân đối NSĐP ………………………… ……. 9.312,6 tỷ đồng.

+ Thu NSTW bổ sung các CT mục tiêu, nhiệm vụ: 1.029,6 tỷ đồng.

- Dự toán chi ngân sách địa phương …………...... …..10.398 tỷ đồng.

+ Chi cân đối NSĐP: ………………………… …….9.368,4 tỷ đồng.

+ Chi các CT mục tiêu, nhiệm vụ: ...................... 1.029,6 tỷ đồng.

- Bội chi ngân sách địa phương...................................... 55,8 tỷ đồng.

Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo công khai số liệu và thuyết minh tình hình ước thực hiện dự toán ngân sách địa phương 9 tháng năm 2022 như sau:

I. Về thu NSNN

Tổng thu NSNN trên địa bàn 8.744,3 tỷ đồng, đạt 87,3% dự toán, tăng 15,3% cùng kỳ, gồm:

1. Phân theo nguồn thu

- Thu nội địa: 7.470,5 tỷ đồng, đạt 85,7% dự toán, tăng 13,7% cùng kỳ;

- Thu xuất nhập khẩu: 1.273,9 tỷ đồng, đạt 98% dự toán, tăng 25,1% cùng kỳ.

2. Phân theo khối tỉnh, huyện, thị xã, thành phố (Chỉ tính thu nội địa)

- Khối tỉnh: 4.766 tỷ đồng, đạt 72,6% dự toán, giảm 4,2% cùng kỳ;

- Khối huyện: 2.704,5 tỷ đồng, đạt 125,7% dự toán, tăng 69,7% cùng kỳ.

II. Về chi NSĐP

Tổng chi NSĐP: 7.929,1 tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán, tăng 4,2% cùng kỳ, trong đó:

1. Phân theo nhiệm vụ chi

- Chi cân đối NSĐP: 6.128,5 tỷ đồng, đạt 65,4% dự toán, giảm 11,3% cùng kỳ, trong đó:

+ Chi ĐTPT: 2.353,6 tỷ đồng, đạt 72,9% dự toán, giảm 29,1 % cùng kỳ;

+ Chi thường xuyên: 3.746,5 tỷ đồng, đạt 63% dự toán, tăng 4,7% cùng kỳ.

- Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ: 1.256,4 tỷ đồng, đạt 122,1% dự toán, tăng 166,1% cùng kỳ.

2. Phân theo khối tỉnh, huyện, thị xã, thành phố

- Khối tỉnh:  3.308,5 tỷ đồng, đạt 53,9% dự toán;

- Khối huyện: 4.620,6 tỷ đồng, đạt 108,4% dự toán.

III. Cân đối thu, chi NSĐP

1. Tổng thu NSĐP.................................................... 11.963,5 tỷ đồng.

- Thu NSĐP hưởng 100% và thu điều tiết...................... 7.128,9 tỷ đồng;

- Thu bổ sung từ NSTW............................................... 1.855,1 tỷ đồng;

- Thu chuyển nguồn năm trước sang............................. 2.979,5 tỷ đồng;

2. Tổng chi NSĐP....................................................... 7.929,1 tỷ đồng.

- Chi cân đối NSĐP...................................................... 6.128,5 tỷ đồng;

- Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ.................... 1.256,4 tỷ đồng;

- Chi tạm ứng ngân sách................................................. 544,2 tỷ đồng.

3. Tồn quỹ NSĐP (1-2)............................................... 4.034,4 tỷ đồng.

- Ngân sách tỉnh........................................................... 1.261,1 tỷ đồng;

- Ngân sách huyện, xã ................................................. 2.773,3 tỷ đồng.

IV. Đánh giá

1. Kết quả đạt được

a) Về thu ngân sách: Công tác thu ngân sách được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố; quản lý, khai thác nguồn thu đảm bảo thu đúng, đủ theo quy định. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế phục hồi tích cực, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt trên toàn tỉnh, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã dần khôi phục lại việc sản xuất, kinh doanh. Có 12/16 khoản thu đạt từ 75% trở lên so với dự toán, cụ thể như sau:

- Thu từ DN có vốn ĐTNN đạt 90,2% dự toán, giảm 4,3% cùng kỳ;

- Thu từ khu vực ngoài quốc doanh đạt 87,5% dự toán, tăng 12,3% cùng kỳ;

- Thu lệ phí trước bạ đạt 126,6% dự toán, tăng 73,7% cùng kỳ;

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 109,1% dự toán, tăng 89,1% cùng kỳ;

- Thuế Thu nhập cá nhân đạt 125% dự toán, tăng 54,8% cùng kỳ;

- Thu phí, lệ phí đạt 99,6% dự toán, tăng 27,6% cùng kỳ;

- Thu tiền sử dụng đất đạt 78,1% dự toán, tăng 124,1% cùng kỳ;

- Thu khác ngân sách đạt 99,4% dự toán, giảm 5,4% cùng kỳ;

- Thu hoa lợi công sản, quỹ đất công ích tại xã đạt 82,9% dự toán, tăng 36,8% cùng kỳ;

- Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế đạt 95,6% dự toán, giảm 0,5% cùng kỳ;

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đạt 79,9% dự toán, tăng 9,1% cùng kỳ;

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 98% dự toán, tăng 25,1% cùng kỳ;

Có 8/9 huyện, thị xã, thành phố có số thu vượt dự toán, trong đó huyện Gò Dầu đạt cao nhất (198%), Thành phố Tây Ninh đạt thấp nhất (98,1%).

b) Về chi ngân sách: Thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định. Trong đó:

- Chi thường xuyên đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán như: chi đảm bảo xã hội (109,7%), cơ bản các nội dung chi quốc phòng, an ninh, chi trả tiền lương và các nhiệm vụ đột xuất khác đảm bảo;

- Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ đạt 122,1% dự toán, do có số giải ngân nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương chuyển nguồn từ năm 2021 sang 2022 để thực hiện các dự án.

2. Những khó khăn

a) Về thu ngân sách: Tình hình dịch bệnh Covid–19 tiếp tục được kiểm soát tốt, tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế và gặp nhiều khó khăn, thách thức, khó lường và làm ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước và thực hiện các quy định về miễn, giảm thuế. Do đó, có 04/16 khoản thu đạt dưới 75% so với dự toán như: Thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 71,6%, giảm 28,4% cùng kỳ; Thuế bảo vệ môi trường đạt 56,2% dự toán, giảm 17,6% cùng kỳ; Thu tiền thuê đất đạt 24,2% dự toán, giảm 71,7% cùng kỳ; Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 45,8% dự toán, giảm 18,3% cùng kỳ.

b) Về chi ngân sách

- Chi đầu tư phát triển từ nguồn cân đối đạt khá. Tuy nhiên, nếu chỉ tính số giải ngân vốn XDCB theo dự toán chi ngân sách đầu năm thì chi đầu tư XDCB (nguồn cân đối) 9 tháng đạt thấp so với tiến độ (57,3% dự toán). Nguyên nhân đạt thấp chủ yếu là do: Giá xăng dầu tương đối cao kéo theo chi phí vận chuyển, ca máy thi công và các loại vật liệu xây dựng (như thép, xi măng, cát, đá, gạch, …), thậm chí ở một số thời điểm, xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với mặt hàng xăng dầu, nhựa đường. Điều này tác động trực tiếp tới giá thành xây dựng các công trình, dự án đầu tư công. Hiện nay, các chủ đầu tư tích cực phối hợp với các nhà thầu để triển khai dự án đảm bảo tiến độ, tuy nhiên trong thời gian tới có thể xảy ra tình trạng dự án thi công cầm chừng, tạm dừng do tâm lý chờ giá nguyên vật liệu giảm xuống hoặc chờ thương thảo, điều chỉnh lại giá gói thầu dẫn đến việc chậm triển khai thi công. Ngoài ra, các dự án đang chuẩn bị đấu thầu có thể không thu hút được sự quan tâm của nhà thầu do giá gói thầu chưa cập nhật theo giá thị trường, dẫn đến việc chậm triển khai các dự án khởi công mới. Mặt khác, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo triển khai tích cực, song một số dự án việc triển khai thực hiện vẫn còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung của tỉnh.

- Chi thường xuyên, ngoài lĩnh vực đạt cao so dự toán vẫn còn các khoản chi chưa đạt tiến độ dự toán, trong đó: sự nghiệp kinh tế: 44,9%; sự nghiệp môi trường 50,5%; sự nghiệp giáo dục-đào tạo và dạy nghề: 62,1%; sự nghiệp y tế: 52,3%; sự nghiệp văn hóa: 53,7%; sự nghiệp phát thanh truyền hình: 51,1%; sự nghiệp thể dục thể thao: 55,1%; sự nghiệp KHCN: 36,2%; chi quản lý hành chính: 70,4%; chi khác: 26,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa chủ động triển khai thực hiện kịp thời; một số nhiệm vụ chi phải triển khai theo trình tự thời gian quy định, nhất là kinh phí mua sắm, triển khai các chính sách, đề án. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên một số nội dung chi triển khai thực hiện còn chậm chậm so dự toán được giao như chi tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, hội nghị, hội chợ,...

DANH MỤC

MẪU BIỂU CÔNG KHAI SỐ LIỆU TÌNH HÌNH ƯỚCTHỰC HIỆN
DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 9 THÁNG NĂM 2022

STT Tên Báo cáo Năm
báo cáo
Biểu mẫu Số Quyết định/
Văn bản công bố
Ngày
công bố
Đường dẫn toàn văn
1 Cân đối ngân sách địa phương 9 tháng năm 2022 2022 59/CK-NSNN 386/BC-UBND 12/10/2022 TH-2022-9T-B59-TT343-72
2 Ước thực hiện thu ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2022 2022 60/CK-NSNN 386/BC-UBND 12/10/2022 TH-2022-9T-B60-TT343-72
3 Ước thực hiện chi ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2022 2022 61/CK-NSNN 386/BC-UBND 12/10/2022 TH-2022-9T-B61-TT343-72

Toàn văn báo cáo 386/BC-UBND, ngày 12/10/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh báo cáo Công khai số liệu và thuyết minh tình hình ước thực hiện dự toán ngân sách địa phương 9 tháng năm 2022.

P. QLNS

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây